Bị tai nạn lao động có được bồi thường tổn thất tinh thần?

Ông Cao Văn Hoàng (Thọ Xuân, Thanh Hoá) hỏi: Con trai tôi đi làm cho chủ lò gạch, bị máy đùn gạch cuốn nát cánh tay phải. Xin hỏi con tôi được bồi thường như thế nào? Có người nói con tôi còn có thể được bù đắp tổn thất tinh thần, có đúng vậy không?

Ông Cao Văn Hoàng (Thọ Xuân, Thanh Hoá) hỏi: Con trai tôi đi làm cho chủ lò gạch, bị máy đùn gạch cuốn nát cánh tay phải. Xin hỏi con tôi được bồi thường như thế nào? Có người nói con tôi còn có thể được bù đắp tổn thất tinh thần, có đúng vậy không?

Theo phản ánh của ông thì trường hợp con trai ông là bị tai nạn lao động. Theo quy định tại Điều 107- Bộ luật Lao động, khi người lao động bị tai nạn lao động thì trách nhiệm đầu tiên của người sử dụng lao động là phải chịu toàn bộ chi phí từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong. Nếu con ông làm việc có hợp đồng và có được đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) thì được hưởng chế độ BHXH, nếu không thì người sử dụng lao động phải trả một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ BHXH. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải bồi thường, căn cứ vào tỷ lệ thương tật. Ông cần yêu cầu cho con ông đi giám định y khoa để xếp hạng thương tật, vì đó là căn cứ  để xác định mức bồi thường.

Trường hợp bị thương tật do tai nạn lao động thì không có khoản bù đắp tổn thất tinh thần vì đây là quan hệ lao động, được quy định trong Bộ luật Lao động. Quy định về bù đắp tổn thất tinh thần áp dụng trong trường hợp  bị xâm hại về sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín theo quy định của Bộ luật Dân sự. (Luật sư Nguyễn Hữu Cường, Đoàn luật sư tỉnh Lạng Sơn).  
Quyền hạn chế khi bán lại cổ phần

Anh Nguyễn Bình Minh (Quận Tân Bình, TPHCM) hỏi: Tôi là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết của một Cty Cổ phần về tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng. Tôi muốn bán lại số cổ phần này cho cổ đông khác được không?

Theo Khoản 1, Điều 81, Luật Doanh nghiệp 2005 thì cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền giống như các cổ đông phổ thông khác, đồng thời còn có quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết cao hơn so với các cổ đông phổ thông. Tuy nhiên, theo Khoản 3, Điều 81, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định hạn chế trong quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết như sau: “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác”.

Như vậy, theo quy định của điều luật này anh không được tự ý chuyển nhượng số cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình cho cổ đông khác. Sở dĩ có quy định trên là vì các cổ đông trong công ty đã thỏa thuận dành những ưu đãi nhất định cho những người sở hữu cổ phần loại này, nếu anh không sở hữu nữa thì không được chuyển giao quyền ưu tiên này cho người khác mà phải chuyển lại cho công ty. 
Cty Luật TNHH lê và Liên danh

Đọc thêm