Bị tố cáo, Chủ tịch HĐQT Khoáng sản Bắc Kạn"chửi thề"

“Chẳng có thằng đ. nào làm (đơn tố cáo ông Bản – PV) cả”, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn Mai Văn Bản trả lời phóng viên PLVN khi nghe nhắc đến chuyện Văn phòng Chính phủ yêu cầu kiểm tra các sai phạm của ông theo đơn thư tố cáo của cán bộ, công nhân viên.

[links()]“Chẳng có thằng đ. nào làm (đơn tố cáo ông Bản – PV) cả”, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn Mai Văn Bản trả lời phóng viên PLVN khi nghe nhắc đến chuyện Văn phòng Chính phủ yêu cầu kiểm tra các sai phạm của ông theo đơn thư tố cáo của cán bộ, công nhân viên.

Trong khi đó, ở một diễn biến khác cho thấy căn cứ để Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn Mai Văn Bản ra nghị quyết huy động vốn từ các “bưởng” vàng được cho có dấu hiệu bị giả mạo… 

Trụ sở Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn
Trụ sở Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn

Lập lờ đánh lận con đen

Để có kinh phí khai thác mỏ vàng Pác Lạng (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn), ngày 6/9/2011, ông Mai Văn Bản với vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn (BacKanco – mã chứng khoán: BKC) đã ban hành Nghị quyết số 36 với nội dung “thống nhất phương án huy động vốn để thực hiện công tác bảo vệ kết quả thăm dò tại mỏ vàng Pác Lạng”. Số tiền này dự kiến sẽ là “của để dành” nhằm thành lập Công ty cổ phần đầu tư khai thác mỏ vàng Pác Lạng, với số vốn dự kiến 200 tỷ đồng.

Theo đó, căn cứ để ông Bản mạnh tay ký Nghị quyết số 36 huy động vốn từ các nhà đầu tư là dựa vào ý kiến tại kỳ họp HĐQT ngày 3/8/2011.

Một nguồn tin cho hay, ý kiến trong cuộc họp HĐQT ngày 3/8/2011 hoàn toàn không đề cập đến việc huy động vốn nhằm thành lập pháp nhân mới để khai thác vàng tại mỏ Pác Lạng, việc ông Bản “căn cứ” vào cuộc họp đó rồi ban hành Nghị quyết số 36 là vi phạm nghiêm trọng quy định, có dấu hiệu lừa dối nhà đầu tư.

Với tư cách người ký nghị quyết huy động vốn, ông Bản cũng thừa các ý kiến tại cuộc họp HĐQT ngày 3/8/2011 “không bàn đến việc huy động vốn” cho mỏ vàng Pác Lạng. Tổng giám đốc Bản cho hay, cuộc họp đó chỉ bàn những việc khác. Còn việc gì cụ thể, ông Bản không tiết lộ.

Nghị quyết 36 là văn bản khởi đầu cho hàng loạt hoạt động pháp lý trong việc thu tiền của nhà đầu tư vào mỏ vàng. Đó cũng là căn cứ pháp lý để các “bưởng” rót tiền vào một doanh nghiệp chưa hề tồn tại. Mặc dù mới chỉ có ý tưởng thành lập pháp nhân mới, cộng với Nghị quyết sô 36 dựa vào các ý kiến của cổ đông “không bàn đến chuyện huy động vốn” đào vàng, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, đã có 41 “bưởng” chính thức ký kết với BacKanco nhằm “xuống tiền” vào mỏ vàng Pác Lạng. Theo nguồn tin đáng tin cậy, riêng số tiền đặt cọc vào mỏ này của các “bưởng” lên đến 9 tỷ đồng. “Những người đóng tiền nhiều thì được bố trí chỗ đẹp, chỗ nhiều vàng”, nguồn tin xác nhận.

Những “thành viên” đoản mệnh

Các bê bối không chỉ dừng lại ở những sự việc nói trên, quá trình điều hành của Tổng giám đốc Mai Văn Bản cũng gây bức xúc cho nhiều cổ đông, cán bộ của doanh nghiệp.

Theo đó, một số công ty con, đơn vị liên kết của ông Backanco đã được thành lập, nhưng chỉ hoạt động cầm chừng, thua lỗ hoặc phải làm thủ tục phá sản.

Trong khi tiền đầu tư của các cổ đông bị vung vãi vào những doanh nghiệp kém hiệu quả, thì Tổng giám đốc Mai Văn Bản, khi trao đổi với phóng viên lại bình thản cho rằng “việc làm ăn kinh doanh không thành là chuyện bình thường, chuyện xã hội!”. Cụ thể, Backanco từng có thương vụ ký hợp đồng với một xí nghiệp tại Bắc Kạn để khai thác quặng, nhưng thương vụ này sau đó phải dừng lại vì sự gian dối cuả đối tác. “Backanco liên doanh với xí nghiệp này nhưng họ đưa ra “báo cáo ma”, đến khi cho người vào đào quặng thì có đếch đâu!”, ông Bản, thừa nhận.

Khác với quyết tâm ngày đầu biến Backanco thành một đơn vị mạnh hoạt động đa ngành nghề, nhưng việc mở rộng quy mô của Tổng giám đốc Mai Văn Bản nhanh chóng bị dập tắt. Những con số thống kê “đau lòng” phần nào thể hiện được việc điều hành yếu kém của người đứng đầu doanh nghiệp. Trả lời phóng viên, ông Bản thừa nhận một số đơn vị thành viên như Công ty kim loại màu Bắc Kạn, Niko … làm ăn không hiệu quả. Với những đơn vị này, ông Bản cho biết “thật sự muốn cho phá sản”.

Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật vụ việc…

“Chẳng thằng đ. nào làm cả”

Ngày 6/2/2013, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo, kiểm tra các sai phạm của Tổng giám đốc Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn  Mai Văn Bản theo đơn thư tố cáo của công nhân tại doanh nghiệp này.

Trả lời phóng viên, ông Bản cho hay qua kiểm tra thì “chẳng có thằng đ. nào làm (đơn tố cáo ông Bản – PV) cả”. 

Nhóm PVĐT

Đọc thêm