BIDV Open API - Dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau gần 4 tháng ra mắt kể từ ngày 29/11/2023, đã có gần 60 đối tác trải nghiệm hệ thống BIDV Open API (với hơn 17.000 lượt thử nghiệm trên môi trường sandbox) và đăng ký tích hợp với BIDV sau khi trải nghiệm...
Đại diện BIDV và đối tác cùng thực hiện nghi thức ra mắt hệ thống BIDV Open API
Đại diện BIDV và đối tác cùng thực hiện nghi thức ra mắt hệ thống BIDV Open API

Với kết quả khả quan bước đầu, BIDV Open API đang mở ra cơ hội hợp tác giữa BIDV với nhiều đối tác phát triển phần mềm, fintech, bigtech,... hỗ trợ đẩy nhanh việc tích hợp dịch vụ ngân hàng lên các nền tảng số mới.

Tối ưu trải nghiệm với khách hàng

BIDV Open API cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp, trung gian thanh toán, các công ty cung cấp nền tảng bán hàng, nền tảng quản lý trường học, nền tảng quản lý khách sạn, các công ty phát triển giải pháp công nghệ sáng tạo… cơ hội trải nghiệm các gói API để tích hợp dịch vụ ngân hàng trực tiếp lên nền tảng/phần mềm/giải pháp của mình.

BIDV đã sẵn sàng hàng trăm API đặc thù có khả năng tùy biến linh hoạt theo từng đối tác. Trong quá trình trải nghiệm, Ngân hàng được các đối tác đánh giá cao về khả năng thiết kế giải pháp chuyên sâu theo lĩnh vực kinh doanh của đối tác để mang đến tiện ích tối đa cho người sử dụng.

Trong đó, 15 gói API có tần suất sử dụng nhiều nhất được chia thành 04 nhóm: (i) Dịch vụ thanh toán (gồm các dịch vụ: vấn tin tài khoản doanh nghiệp, chuyển tiền trong nước, thanh toán lương, thanh toán hoá đơn, đăng ký thanh toán hoá đơn định kỳ, tra soát); (ii) Dịch vụ thu hộ (gồm các dịch vụ: thu hộ doanh nghiệp, thu hộ tiểu thương, đối soát thu/chi hộ tự động); (iii) Dịch vụ thanh toán trực tuyến (gồm các dịch vụ: cổng thanh toán, ví điện tử cá nhân, ví điện tử doanh nghiệp); (iv) Tiện ích (gồm các dịch vụ: Thông tin ngân hàng như mạng lưới, lãi suất, tỉ giá..., BIDV QR Code).

Ông Nguyễn Chiến Thắng - Giám đốc Trung tâm Phát triển Ngân hàng số BIDV - chia sẻ: “Dịch vụ ngân hàng ngày càng thú vị hơn khi ngay trên nền tảng ngân hàng tích hợp với hệ sinh thái số hàng trăm sản phẩm, dịch vụ liên kết với đối tác thứ ba, từ đó đem lại lợi ích tối đa và tăng trải nghiệm cho người dùng. Để có được điều đó, linh hồn chính là công nghệ API (Application Programming Interface) giúp kết nối các hệ sinh thái với nhau, giữa ngân hàng và các đối tác thứ 3 và ngược lại. Nhờ đó, khách hàng có thể sử dụng các tác vụ ngân hàng rất đa dạng”.

Hệ sinh thái tài chính vượt trội

Với mục tiêu giúp khách hàng được tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, tự động, liền mạch hơn, sự hợp tác giữa BIDV và các đối tác cung cấp ứng dụng/nền tảng công nghệ thông tin đã khởi đầu cho việc hình thành nên hệ sinh thái tài chính trong tương lai, mang lại các lợi ích vượt trội.

Theo đó, ứng dụng ERP doanh nghiệp được tích hợp toàn diện các dịch vụ truy vấn số dư, thanh toán, thu hộ của ngân hàng, từ đó mang lại cho khách hàng sự đồng nhất về trải nghiệm với kênh giao dịch ngân hàng cung cấp. Nền tảng quản lý bán hàng, quản lý khách sạn, quản lý trường học được bổ sung chức năng thu hộ qua tài khoản định danh, cải thiện vượt trội hiệu quả quản lý doanh thu khi hóa đơn được gạch nợ nhanh chóng, kết quả hiển thị tức thì trên nền tảng.

BIDV và Công ty MISA ký Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện tại buổi ra mắt BIDV Open API

BIDV và Công ty MISA ký Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện tại buổi ra mắt BIDV Open API

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền - Giám đốc Ban Chính sách sản phẩm bán buôn BIDV - cho biết: “Nắm bắt được xu thế và nhu cầu thị trường, chúng tôi đã nỗ lực triển khai xây dựng và cho ra mắt hệ thống BIDV Open API nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Việt Nam và đưa dịch vụ của ngân hàng đến gần hơn nữa với khách hàng, rút ngắn thời gian kết nối với đối tác một cách đáng kể...

Hệ sinh thái BIDV sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, đối tác, các nhà phát triển sáng tạođể mang đến những sản phẩm dịch vụ tài chính tối ưu nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng các gói API mới cho các dịch vụ tài trợ thương mại, bảo lãnh, tài trợ chuỗi cung ứng thông qua liên kết giữa các doanh nghiệp trung tâm và nhà phân phối trên các nền tảng mới”.

Đọc thêm