QTV - Theo lịch thời vụ, thời điểm này bà con nông dân ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) phải tiến hành gieo trồng vụ chiêm Xuân, nhưng do thời tiết rét đậm kéo dài và hạn hán trong những ngày qua nên nhiều diện tích đất nông nghiệp vẫn đang phải chờ nước, dẫn đến ảnh hưởng sản xuất vụ chiêm xuân năm nay.
Những ngày cuối tháng 2, đến xã Húc Động, huyện Bình Liêu, các ruộng đã được bà con thu hoạch xong nhưng lại đang phải chờ nguồn nước để cày ải gieo trồng vụ chiêm xuân. Không chỉ ở Húc Động, tình trạng này cũng đang xảy ra tại 6 xã còn lại của huyện Bình Liêu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Theo kế hoạch, diện tích cấy lúa vụ chiêm xuân năm nay của Bình Liêu là 614 ha. Nếu đúng lịch thời vụ thì hiện nay đang trong giai đoạn gieo mạ và cày ải đất để sau ngày 10/3 sẽ tiến hành cấy lúa. Tuy nhiên do thời tiết khô hạn kéo dài nhiều ngày qua làm cho hệ thống kênh mương cạn kiệt, cùng với địa hình đồi núi, ruộng bậc thang đã gây ra tình trạng thiếu nước, khiến cho người nông dân gặp không ít khó khăn.
Mặc dù ngay từ khi thu hoạch xong vụ Đông, huyện Bình Liêu đã tập trung theo dõi sát sao diễn biến mực nước hồ, đập để vận hành hệ thống phân phối nước, tích nước hợp lý; tiến hành rà soát hệ thống thủy lợi, huy động sức dân tu sửa, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy... Tuy nhiên năm nay, thời tiết khô hạn kéo dài, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp lại chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên nên tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra.
Để khắc phục tình trạng này, phòng Nông nghiệp huyện đã chủ động hướng dẫn bà con chuyển đổi giống cây trồng tại một số diện tích đất canh tác, từ cây lúa sang các giống cây hoa màu khác có khả năng chịu hạn cao như ngô, lạc, đậu, tương.
Huyện Bình Liêu có tổng số 20 nghìn ha đất nông nghiệp, tuy nhiên hệ thống kênh mương của huyện chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu về nước tưới. Do thiếu nước nên một số diện tích đất nông nghiệp của huyện còn bị bỏ hoang, nhiều nơi chỉ trồng cấy được 1 vụ.
Do vậy, bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện cũng cần chú trọng đầu tư xây dựng các hồ đập tích nước và hệ thống kênh mương nội đồng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và góp phần xây dựng nông thôn mới ở một huyện vùng cao như Bình Liêu.
Lê Nam
Những ngày cuối tháng 2, đến xã Húc Động, huyện Bình Liêu, các ruộng đã được bà con thu hoạch xong nhưng lại đang phải chờ nguồn nước để cày ải gieo trồng vụ chiêm xuân. Không chỉ ở Húc Động, tình trạng này cũng đang xảy ra tại 6 xã còn lại của huyện Bình Liêu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Nhiều diện tích đang phải chờ nước sản xuất |
Theo kế hoạch, diện tích cấy lúa vụ chiêm xuân năm nay của Bình Liêu là 614 ha. Nếu đúng lịch thời vụ thì hiện nay đang trong giai đoạn gieo mạ và cày ải đất để sau ngày 10/3 sẽ tiến hành cấy lúa. Tuy nhiên do thời tiết khô hạn kéo dài nhiều ngày qua làm cho hệ thống kênh mương cạn kiệt, cùng với địa hình đồi núi, ruộng bậc thang đã gây ra tình trạng thiếu nước, khiến cho người nông dân gặp không ít khó khăn.
Mặc dù ngay từ khi thu hoạch xong vụ Đông, huyện Bình Liêu đã tập trung theo dõi sát sao diễn biến mực nước hồ, đập để vận hành hệ thống phân phối nước, tích nước hợp lý; tiến hành rà soát hệ thống thủy lợi, huy động sức dân tu sửa, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy... Tuy nhiên năm nay, thời tiết khô hạn kéo dài, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp lại chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên nên tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra.
Để khắc phục tình trạng này, phòng Nông nghiệp huyện đã chủ động hướng dẫn bà con chuyển đổi giống cây trồng tại một số diện tích đất canh tác, từ cây lúa sang các giống cây hoa màu khác có khả năng chịu hạn cao như ngô, lạc, đậu, tương.
Địa hình đồi núi, ruộng bậc thang cũng gây khó khăn cho việc tưới tiêu |
Do vậy, bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện cũng cần chú trọng đầu tư xây dựng các hồ đập tích nước và hệ thống kênh mương nội đồng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và góp phần xây dựng nông thôn mới ở một huyện vùng cao như Bình Liêu.
Lê Nam