Gia đình đã khuyên Nghĩa nên viết đơn kháng cáo vì còn một điều chưa đồng ý với cáo trạng “giết người man rợ” mà bản chất của con không phải thế. Thứ nữa, viết đơn kháng cáo thì cơ hội ngày thi hành án được kéo dài hơn, con được nhìn thấy gia đình thêm nữa.
Nguyễn Đức Nghĩa ở quận Kiến An, Hải Phòng trong vụ án sát hại bạn gái Nguyễn Phương Linh tại chung cư G4 (phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị TAND TPP Hà Nội tuyên phạt án tử hình vừa có đơn kháng cáo vào những ngày cuối cùng của 15 ngày theo luật định. Kháng cáo của Nghĩa được coi là hợp lệ. Và như vậy, TANDTC sẽ xét xử lại theo trình tự phúc thẩm...
Chỉ là “ân huệ” của gia đình đối với Nghĩa
Ngày 10/8 TAND TP Hà Nội chính thức thông báo chấp nhận đơn kháng cáo của Nguyễn Đức Nghĩa. Ngày 11/8 chúng tôi liên lạc bằng điện thoại đến bố đẻ Nghĩa là ông Nguyễn Đức Hùng xin được gặp gỡ với 2 lẽ: chia sẻ nỗi đau gia đình đang phải gánh chịu bởi hệ luỵ của chính người con đứt ruột sinh ra và cũng muốn hiểu hơn nỗi lòng của gia đình trong lúc này. Lúc đầu, ông Hùng tỏ ra băn khoăn chưa nhận lời ngay. Cuối cùng, ông đồng ý gặp chúng tôi nay tại cơ quan ông vào đầu giờ chiều ngày hôm sau.
Nguyễn Đức Nghĩa ở quận Kiến An, Hải Phòng trong vụ án sát hại bạn gái Nguyễn Phương Linh tại chung cư G4 (phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị TAND TPP Hà Nội tuyên phạt án tử hình vừa có đơn kháng cáo vào những ngày cuối cùng của 15 ngày theo luật định. Kháng cáo của Nghĩa được coi là hợp lệ. Và như vậy, TANDTC sẽ xét xử lại theo trình tự phúc thẩm...
Chỉ là “ân huệ” của gia đình đối với Nghĩa
Ngày 10/8 TAND TP Hà Nội chính thức thông báo chấp nhận đơn kháng cáo của Nguyễn Đức Nghĩa. Ngày 11/8 chúng tôi liên lạc bằng điện thoại đến bố đẻ Nghĩa là ông Nguyễn Đức Hùng xin được gặp gỡ với 2 lẽ: chia sẻ nỗi đau gia đình đang phải gánh chịu bởi hệ luỵ của chính người con đứt ruột sinh ra và cũng muốn hiểu hơn nỗi lòng của gia đình trong lúc này. Lúc đầu, ông Hùng tỏ ra băn khoăn chưa nhận lời ngay. Cuối cùng, ông đồng ý gặp chúng tôi nay tại cơ quan ông vào đầu giờ chiều ngày hôm sau.
|
Nguyễn Đức Nghĩa trước tòa sơ thẩm |
Dẫu nhìn ông rất buồn, mắt cứ như muốn khóc, ông Hùng vẫn tiếp chúng tôi với thái độ nhã nhặn, lịch sự. Khi chúng tôi chia sẻ với ông trước “đây là sự khó mà ông và gia đình bất ngờ phải gánh chịu. Mọi người cố gắng giữ sức khoẻ để chịu đựng, vượt qua nỗi đau này. Dù sao thì chuyện đã rồi...”. Nghe vậy, ông Hùng chỉ nói được câu “cám ơn các anh...” rồi nghẹn lời và khóc thực sự. Phải mất một lúc sau lấy lại bình tĩnh ông mới tâm sự lại với chúng tôi: - “Cha sinh con, trời sinh tính”... Đã sinh ra con rồi không ai còn lựa chọn được nữa. Con ngoan thì được nhờ, con hư bố mẹ phải chịu. Tôi không biện minh cho thằng Nghĩa, nhưng trước khi nó hành động “vô đạo” với cháu Linh, nó vẫn là đứa con ngoan, niềm hy vọng của gia đình. Nào ngờ sau cái ngày “ấy”, nó tước đi mạng sống của bạn nó, khác chi cướp đi niềm tin của cả gia đình từng nuôi dạy nó trưởng thành. Cả gia đình tôi đau đớn trong tủi nhục. Đến nỗi viết thư cho gia đình nạn nhân chưa được hồi âm, chính tôi đã phải xin lỗi những người trong cơ quan, xóm ngõ và cả những ai quen biết. Tôi là một quân nhân từng tham gia chiến trường và là một thương binh, một Đảng viên, tôi đã chịu nỗi đau về thân xác rất nhiều, song chưa nỗi đau nào bằng nỗi đau tinh thần mà Nghĩa gây ra cho tôi và gia đình. Tôi và gia đình giận nhưng càng thương nó... Chia sẻ điều đó, ông Hùng lại vấp lời cho dù cố gắng cho câu chuyện với khách không bị đứt đoạn. Ông tâm sự: "Thông qua luật sư chỉ định, những ngày Nghĩa bị bắt giam, tôi được hiểu thêm nó khi viết cho gia đình lá thư nhận tội lỗi với chính gia đình mình. Thư có đoạn nó viết “... con xin lỗi bố mẹ... con nhớ bố mẹ, nhớ gia đình nhiều. Con biết cánh cửa của đời con đã khép lại. Con mong bố mẹ, anh chị giữ gìn sức khoẻ. Hàng ngày sống trong nhà lao con đều cầu nguyện xin Chúa ban điều lành cho gia đình mình, gia đình Linh, gia đình Yến. Con biết rằng một kẻ tội lỗi như con không đáng xin Chúa một điều gì. Con xin bố mẹ cầu nguyện cho linh hồn con...”. Bởi những điều nó nói ra như vậy tôi hiểu nó nói thật lòng và tôi trỗi dậy lòng thương cảm đối với con. Nó không phải đứa sống bản chất “man rợ”. Bào chữa cho con chẳng có nghĩa gì khi chính hành động của nó nói lên tất cả. Dù sao gia đình lúc đó cũng muốn ngày xét xử nhanh hơn để được nhìn thấy nó và có cơ hội sẽ khuyên răn nó một số điều...". Khi ông Hùng đã bình tĩnh hơn, chúng tôi mới dám hỏi thật: - Ông và gia đình có biết tại sao Nghĩa kháng cáo khi mà trước phiên toà sơ thẩm Nghĩa đã từng nói “dù mức án như thế nào cũng không kháng cáo?”. - Đơn giản chỉ là ở khía cạnh tình cảm. Ngày gia đình được phép gặp Nghĩa đầu tiên sau phiên toà sơ thẩm 9 ngày, nhìn thấy con mà đau lòng, nhưng vẫn khuyên nó nên viết đơn kháng cáo vì còn một điều mà con chưa đồng ý với cáo trạng “giết người man rợ” mà bản chất của con không phải thế. Thứ nữa, viết đơn kháng cáo thì cơ hội ngày thi hành án được kéo dài hơn, con được nhìn thấy gia đình thêm nữa. Nghĩa cũng băn khoăn, gia đình tôi biết nó đang lựa chọn. Và điều quan trọng lời khuyên ấy cũng chính là “ân huệ” của gia đình tôi với con mình. - Gia đình có mời lại luật sư bào chữa cho Nghĩa nữa không? Chúng tôi hỏi thêm. - Có lẽ có, vì luật sư Ngô Ngọc Thuỷ cũng không đồng tình khi các cơ quan tố tụng hay dùng từ “man rợ” để kết tội Nghĩa...Kháng cáo là lẽ thường tình... Sau khi chia tay với ông Nguyễn Đức Hùng, chúng tôi liên lạc ngay với luật sư Ngô Ngọc Thuỷ qua điện thoại, bởi biết khá chắc luật sư sẽ được mời trở lại bào chữa cho Nguyễn Đức Nghĩa trong phiên toà phúc thẩm sắp tới. Mặc dù đã được trực tiếp trao đổi với luật sư dịp kết thúc phiên toà sơ thẩm, luật sư vẫn nhắc lại quan điểm của mình về việc không đồng ý cách luận tội đối với Nghĩa. Cụ thể, không nên quy kết hành vi giết người của Nghĩa là “man rợ”. Hãy hiểu hành vi ấy theo 2 khía cạnh. Về góc độ pháp luật, hành vi được gọi là “man rợ” phải là hành vi có chuẩn bị trước và làm cho nạn nhân bị hành hạ một cách đau đớn đến tận cùng của thể xác cho đến khi chết. Trong khi Nghĩa giết Linh trong trạng thái thiếu kiềm chế, tức thời, dùng dao đâm 2 nhát làm cho Linh chết tại chỗ. Sau đó Nghĩa còn ngồi bên xác Linh 2 giờ đồng hồ mới nghĩ đến sự trốn tránh pháp luật. Và rồi dẫn đến việc cắt thi thể phi tang. Như vậy không nên hiểu hành vi đó là “man rợ”. Ở khía cạnh khác, tâm lý của Nghĩa lúc đó đã có phần hoản loạn khi biết Linh đã chết. Tìm cách xoá dấu vết chỉ là việc “phải làm” của Nghĩa bấy giờ. Nhất là trong địa điểm cụ thể nhà chung cư cao tầng G4, vứt xác xuống không xong, mang đi cũng không được (đều dễ bị lộ) nên Nghĩa đã hành động "như ma xui". Rất nhiều vụ án giết người tại khu chung cư ở nước ngoài đều xảy ra tình huống xử lý xác chết như Nghĩa. Nếu quy kết giết người “man rợ” cho Nghĩa là không ổn về diễn biến tâm lý và hoàn cảnh... Chúng tôi hỏi thêm luật sư rằng: "- Luật sư có biết Nghĩa sẽ kháng cáo không? và kháng cáo để làm gì trong khi Nghĩa thừa nhận mình đáng chết và “có chết cũng chưa hết tội”? - Tôi chưa dám chắc Nghĩa kháng cáo, chỉ đến khi nhận được thông tin từ TAND TP Hà Nội lúc đó mới hay Nghĩa đã kháng cáo. Thật ra gặp Nghĩa trước lúc đưa ra xét xử sơ thẩm, nhiều tình tiết mà tôi hiểu được qua Nghĩa là rất đúng với bản chất thật của Nghĩa, của sự việc Nghĩa gây ra. Bởi thế mà trong phiên toà sơ thẩm, tôi đã bảo vệ thân chủ của mình bằng lý lẽ Nghĩa không phải là con người “sát thủ máu lạnh”, “giết người man rợ”. Và trước Toà, Nghĩa cũng không đồng ý điều này. Bởi, “sát thủ” chỉ có thể là những kẻ chuyên đâm thuê chém mướn hoặc kiếm sống bằng nghề chém, giết và đã từng làm chết người, chém giết người đã có sẵn trong tiềm thức của những con người đó. Những hành vi của Nghĩa có thể coi đó là “tình huống cuộc đời”. Nghĩa đã gây ra hậu quả thì phải chịu sự phán xét tương ứng của pháp luật thôi. Song hiểu được như vậy, Nghĩa sẽ “thanh thản” hơn. Tôi từng khuyên gia đình Nghĩa, động viên Nghĩa nên kháng cáo, chủ yếu là vì gia đình và sự kéo dài thời gian thi hành án để được gặp gỡ người thân nhiều hơn dù mức án khó thay đổi. Nhất là việc kháng cáo là lẽ thường tình ấy mà...Không có nhiều thời gian, chúng tôi chỉ hỏi thêm luật sư, nếu nguyện vọng của gia đình muốn được mời luật sư bào chữa cho Nghĩa ở phiên toà phúc thẩm sắp tới, luật sư có đồng ý không? - Tất nhiên là tôi đồng ý và giữ nguyên quan điểm bào chữa của mình. Điều đó được chấp nhận là rất “mong manh”. Nhưng đối với người phạm tội thì tất cả lại là tình con người trong cái lý của pháp luật. Gia đình Nghĩa hy vọng được như thế (?). Có lẽ chỉ thế thôi là đủ...
Theo An Ninh Hải Phòng