Bó tay nhìn doanh nghiệp sữa móc túi người tiêu dùng

Giá sữa là “điểm nóng” suốt một thời gian dài, các cơ quan quản lý cũng “sôi sục” chiều lòng dư luận bằng cách thanh tra, cấm tăng giá
Giá sữa là “điểm nóng” suốt một thời gian dài, các cơ quan quản lý cũng “sôi sục” chiều lòng dư luận bằng cách thanh tra, cấm tăng giá. Nhưng sau đó tất cả phải chấp nhận một sự thực là giá sữa vẫn tiếp tục tăng. Chỉ xét trên những lỗ hổng của hành lang pháp lý, các cơ quan chức năng cũng đủ phải nói lời “chào thua” với vấn đề quản lý giá sữa!

Không khống chế nổi chi phí quảng cáo

Chi phí quảng cáo, bán hàng là chi phí thuộc nhóm bị khống chết ở mức tối đa 10% theo quy định. Nhưng thực tế, Bộ Tài chính đã không thể khống chế nổi định mức này.

Minh chứng rõ ràng nhất cho việc này chính là kết quả thanh tra giá sữa tháng 12/2009 của Bộ Tài chính. Kết quả này đã phản ánh chi phí quảng cáo, tiếp thị chiếm tỉ lệ cao trong tổng chi phí kinh doanh, giá bán các mặt hàng sữa.
 
Không ở đâu cho quảng cáo thực phẩm nhiều như ở Việt Nam
Người tiêu dùng bỏ ra không ít tiền để mua sữa, nhưng trong số tiền đó có một phần dành cho chất lượng sữa và một phần không nhỏ dành cho chi phí quảng cáo -chi phí mà doanh nghiệp sữa đã "ép" họ phải mua
Bài toán kinh doanh sữa của các doanh nghiệp tại các nước khác có nhiều điểm tương đồng với bài toán kinh doanh sữa tại Việt Nam. Nhưng việc giá sữa ở Việt Nam lại cao gấp nhiều lần so với các nước khác, theo ông Tuấn, một phần xuất phát từ việc nước ta không khống chế thời lượng quảng cáo dành cho các mặt hàng này.“Ngoài quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các doanh nghiệp sữa ở Việt Nam còn quảng cáo theo nhiều hình thức khác: Qua hội thảo, qua nghiên cứu (dù họ đã nghiên cứu chán rồi họ mới đưa ra thị trường), quảng cáo trong bệnh viện, ở trường học, vv... Chính những điều này khiến chi phí cho quảng cáo, tiếp thị bị đẩy lên quá cao so với thực tế. Ở các nước khác, họ chỉ cho phép quảng cáo các sản phẩm thiết yếu tối đa 5-7% thời lượng dành cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông”, ông Tuấn nhấn mạnh.      Có thể kể đến Công ty TNHH Nestlé Việt Nam. Chi phí tiếp thị quảng cáo năm 2008 lên tới 20,565 tỉ đồng (chiếm 38% tổng chi phí kinh doanh). Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2009, khoản chi này đã lến tới 14,043 tỉ đồng, chiếm 27% tổng chi phí kinh doanh. Tại Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam, năm 2008 chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng rất lớn, lên tới 77,53%. Riêng 6 tháng năm 2009 chi phí bán hàng chiếm 66,45% trên tổng chi phí. Trong chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo chiếm tỷ lệ rất cao: năm 2008 là 53,46%, 6 tháng đầu năm 2009 là 36,22%. Trong khi đó, theo quy định thì chi phí bán hàng chỉ được phép dao động trong phạm vi tối đa là 10%! Tại Công ty Tiên Tiến – công ty phân phối chính thức các sản phẩm Mead Johnson Việt Nam - chi phí bán hàng trên tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008 tăng từ 62,65% lên 85,08%. Chỉ tính riêng chi phí tiếp thị, quảng cáo đã tăng từ 21,21% lên 42,75%. Xét theo thực tế trên, có thể thấy người tiêu dùng bỏ nhiều tiền ra để mua một hộp sữa, nhưng trong đó có đến gần một nửa số tiền được dành để mua … quảng cáo chứ không dành cho chất lượng sữa! Trước tình hình người tiêu dùng cộng nhiều “phí đắng” không cần thiết, đẩy giá sữa lên cao ngất như trên, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài Chính) thừa nhận đúng là hiện nay có quy định khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị không được vượt quá 10%, nhưng các doanh nghiệp vẫn cứ đốt “tiền tỷ” vào quảng cáo rồi cộng tất vào giá bán đến tay người tiêu dùng.“Nguyên nhân chính dẫn tới việc này là hiện nay các doanh nghiệp chưa phải đăng ký kê khai giá bán với cơ quan quản lý nên họ cứ quảng cáo theo nhu cầu của mình, cộng vào giá bán và đẩy giá lên cao. Chi phí quảng cáo có thể vượt 10% nhưng vì cơ quan quản lý không nắm được giá bán ban đầu nên không làm gì được”, ông Tuấn nói.Không kiểm soát được sữa bị "làm giá" Ông Tuấn cho biết Bộ Tài Chính đang quản giá sữa bắt đầu từ khâu nhập khẩu của các doanh nghiệp, không quản từ giá gốc của sữa từ nhà sản xuất. Rất có thể khiến sữa bị “làm giá” trong khâu phân phối từ nhà sản xuất đến doanh nghiệp nhập khẩu. Đây là điểm nhức nhối không chỉ riêng của Việt Nam mà của cả thế giới. Theo ông Tuấn, cơ quan Hải quan từ trước đến nay luôn có xu hướng kiểm tra giá sữa nhập khẩu xem các doanh nghiệp có hạ giá để trốn thuế hay không. Tuy nhiên, theo những thông tin không chính thức thì hiện nay, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất sẵn sàng "làm giá" với nhau để giá sữa cao lên trước khi nhập qua Việt Nam.Doanh nghiệp sẵn sàng trả chênh lệch về thuế khi qua Hải quan nhưng cái lợi lớn nhất là khi về đến thị trường Việt Nam sữa đó đã nghiễm nhiên được định giá cao (do giá nhập khẩu cao sẵn). Sau đó cộng các chi phí khác vào (tiếp thị, bán hàng, quản lý, nhân công, ...) thì giá tiếp tục đội lên”, ông Tuấn nói. Vì thế, có doanh nghiệp kêu lỗ nhưng vẫn chi mấy chục tỷ cho quảng cáo, nhưng họ vẫn tỏ ra “vui vẻ”! “Đây rõ ràng là một nghịch lý”, Phó cục trưởng Cục quản lý Giá khẳng định. Trong khi đó, một quan chức của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) nhận định: “Giá sữa ở nước ta đúng là cao so với thu nhập của người tiêu dùng nhưng khung khổ pháp luật Việt Nam chưa có chế tài điều chỉnh các hành vi thao túng giá xuyên biên giới”. Theo ông này, ngay cả trong trường hợp có chế tài điều chỉnh các hành vi thao túng giá xuyên biên giới thì có thể cũng không làm gì được nếu không có sự hợp tác của các cơ quan có thẩm quyền nước sở tại.Những kẽ hở quá lộ liễu Một trong những quy định đối với việc quản lý giá sữa là các doanh nghiệp sữa được tăng giá tối đa 20%/lần, khoảng cách tôi thiểu giữa 2 lần tăng giá liên tiếp là 15 ngày. Quy định này rõ ràng đã khiến các doanh nghiệp sữa không cần khôn khéo cũng dễ dàng lách luật bằng cách tăng thấp hơn mức quy định và khoảng cách giữa 2 lần tăng giá liên tiếp chỉ cần đảm bảo lớn hơn 15 ngày là được. Về vấn đề này, ông Tuấn thừa nhận: “Đây đúng là kẽ hở của luật pháp”.Người tiêu dùng có thể thấy rõ hậu quả này ngay trong thực tế: sản phẩm của Mead Johnson tăng giá từ 7-10%; Abbott tăng 7,4%; các sản phẩm của Friesland Campina tăng giá 10%. Trước đó vào cuối năm 2009 các hãng cũng tăng từ 10-15%, khoảng cách tăng giữa 2 lần liên tiếp luôn đảm bảo lớn hơn 15 ngày. Như vậy, cơ quan quản lý thấy mười mươi là “lách luật” nhưng không thể làm gì được. Bên cạnh đó, theo đánh giá của ông Tuấn, việc quy định chỉ các doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ cổ phần Nhà nước chiếm từ 50% trở lên mới phải đăng ký giá bán với cơ quan quản lý cũng là một lỗ hổng cần phải chỉnh sửa ngay. Lý do là trên thị trường Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ cổ phẩn Nhà nước chiếm từ 50% trở lên rất ít, còn lại đều là các doanh nghiệp có tỷ lệ cổ phần Nhà nước nhỏ hơn hoặc các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu không phải đăng ký giá bán, các doanh nghiệp này sẽ dễ dàng tăng giá thoải mái mà cơ quan quản lý không can thiệp được.Khó ngăn chặn "liên minh ma quỷ"? Báo cáo rà soát thị trường sữa 2009 của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho thấy mức độ tích tụ thị trường trên thị trường sữa bột Việt Nam là tương đối cao, thậm chí đối với thị trường các sản phẩm có công thức đặc biệt, chỉ số tập trung của thị trường đã được tính toán là cao gấp 4 lần ngưỡng để xác định vị trí thống lĩnh của một thương hiệu nào đó. Điều này đã thể hiện rõ ràng qua tỷ lệ chiếm lĩnh thị phần trên thị trường sữa bột Việt Nam của các hãng: Abbott: 37,9%; Friesland Campina: 16,5%; Vinamlik: 14,7%; Dumex: 8,1%; Nestle: 4,2% và Mead Johnson: 4,1%. Hiện nay, cả nước có khoảng trên 200 doanh nghiệp nhập khẩu sữa nhưng thực tế chỉ có khoảng 4 đến 5 nhãn hiệu thâu tóm từ 80 đến 90% tổng sản lượng bán ra trên thị trường. Đối với các thị trường có mức độ tập trung cao như thị trường sữa Việt Nam, theo ông Hiến, khi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên khốc liệt và làm tổn hại tới khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn thì nguy cơ xảy ra các thỏa thuận, các hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường nhằm cản trở cạnh tranh là tương đối hiện hữu. Đặc biệt khi có sự hiện diện của các tổ chức hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành thì việc giám sát chặt chẽ hành vi của các doanh nghiệp tham gia trên thị trường sữa bột là thực sự cần thiết để kịp thời có biện pháp can thiệp. Tuy vậy, điều đáng lo ngại là tại Việt Nam, khả năng ngăn chặn các liên kết độc quyền theo dạng nguy cơ như trên là rất thấp, bởi nguồn nguyên liệu làm sữa của ta vẫn chủ yếu là nhập khẩu. “Khó có thể kết luận là các nhà phân phối ở Việt Nam liên kết độc quyền, bởi việc này là do các nhà sản xuất hoặc các công ty thương mại ở nước ngoài trong khu vực đã tăng giá và đưa chi phí quảng cáo ngay vào giá nhập khẩu”, một quan chức của Cục quản lý cạnh tranh cho biết. Để việc giám sát có hiệu quả, ông Hiến cho rằng các nhà quản lý cần xây dựng được cơ chế phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý giá, Cơ quan thuế, Hải quan…. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trên thị trường và người tiêu dùng sữa cũng cần có nhìn nhận đúng về trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm soát, ngăn chặn và làm giảm thiểu các nguy cơ liên kết độc quyền giữa các doanh nghiệp lớn.(Còn nữa)
Theo Cẩm Quyên – Trần Thủy
VietNamNet

Đọc thêm