Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc phản ảnh khi rút tiền tại ngân hàng (NH) còn nguyên đai, niêm phong khi kiểm đếm lại tại NH khác vẫn thiếu, thậm chí lẫn tiền giả. Quay trở lại khiếu nại thì NH chi tiền từ chối giải quyết với lý do tiền đã ra khỏi NH.
Ngày 23-4, ông T. - chủ một doanh nghiệp vận tải tại quận Tân Phú, TP.HCM - đến chi nhánh của một NH thương mại nhà nước rút hơn 2 tỉ đồng. Các bó tiền được cột chặt, còn nguyên giấy niêm phong của NH, trên đó có chữ ký xác nhận của nhân viên thu ngân đã kiểm đếm.
Yên tâm tiền còn niêm phong, ông T. không kiểm lại. Khi đem số tiền còn nguyên niêm phong này đến nộp tại một NH thương mại nhà nước khác ở Biên Hòa (Đồng Nai) thì phát hiện bó tiền mệnh giá 200.000 đồng thiếu 16 tờ (3,2 triệu đồng).
Ngày 23-4, ông T. - chủ một doanh nghiệp vận tải tại quận Tân Phú, TP.HCM - đến chi nhánh của một NH thương mại nhà nước rút hơn 2 tỉ đồng. Các bó tiền được cột chặt, còn nguyên giấy niêm phong của NH, trên đó có chữ ký xác nhận của nhân viên thu ngân đã kiểm đếm.
Yên tâm tiền còn niêm phong, ông T. không kiểm lại. Khi đem số tiền còn nguyên niêm phong này đến nộp tại một NH thương mại nhà nước khác ở Biên Hòa (Đồng Nai) thì phát hiện bó tiền mệnh giá 200.000 đồng thiếu 16 tờ (3,2 triệu đồng).
Nhân viên kiểm đếm đã lập biên bản ghi nhận sự việc ký tên đóng dấu nhưng khi ông T. đem biên bản trên đến khiếu nại thì NH nơi chi tiền cho ông T. không giải quyết với lý do ông T. không kiểm đếm tại quầy.
Trường hợp ông T. không phải cá biệt, nhất là với những người rút tiền số lượng lớn. Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Thắng, phó giám đốc NH Nhà nước TP.HCM, cho biết về nguyên tắc niêm phong bó tiền chỉ có giá trị trong nội bộ NH. Người đứng tên trên niêm phong sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác của số tiền do họ kiểm đếm khi tiền còn trong NH. Trường hợp đã chi tiền cho khách hàng, NH sẽ xé niêm phong, đồng thời yêu cầu khách hàng kiểm tra lại tiền trước khi rời khỏi NH.
Nếu NH không xé niêm phong, khách hàng chủ quan có niêm phong nên không cần kiểm đếm, khi về nhà phát hiện thiếu tiền hoặc có tiền giả, tiền rách NH thường từ chối giải quyết. Theo ông Thắng, lý do NH từ chối giải quyết là vì khi giao dịch tiền mặt khách hàng phải kiểm đếm trước khi rời quầy để khi phát sinh sự cố có thể khiếu nại ngay.
Giám đốc phụ trách khối ngân quỹ một NH lưu ý khi chi tiền cho khách hàng, NH không chi theo cọc mà chi theo tờ, đồng thời có lập bảng kê chi tiết từng loại tiền, số lượng, mệnh giá... Như vậy về lý, khách hàng phải kiểm tra kỹ trước khi đồng ý ký nhận.Ngay cả trong trường hợp phát hiện tiền thiếu, NH nơi khách hàng nộp tiền có lập biên bản xác nhận sự việc nhưng khách hàng cũng khó khiếu nại NH nơi đã chi tiền. Lý do là khi nhận tiền, khách hàng đã ký xác nhận đã nhận đủ tiền trên các chứng từ của NH, vì thế khó khiếu nại.
Theo các NH, quy trình kiểm đếm tiền rất nghiêm ngặt, nhân viên kho quỹ đều phải tuân theo các nguyên tắc khi kiểm đếm nhưng cũng khó tránh khỏi sai sót. Vì vậy, tốt nhất người nhận tiền nên kiểm lại tiền khớp với những gì mình đã ký nhận. Trong trường hợp nhận nhiều hoặc không biết sử dụng máy đếm tiền thì có thể yêu cầu nhân viên hỗ trợ đếm và khách hàng đứng chứng kiến.
Trường hợp ông T. không phải cá biệt, nhất là với những người rút tiền số lượng lớn. Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Thắng, phó giám đốc NH Nhà nước TP.HCM, cho biết về nguyên tắc niêm phong bó tiền chỉ có giá trị trong nội bộ NH. Người đứng tên trên niêm phong sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác của số tiền do họ kiểm đếm khi tiền còn trong NH. Trường hợp đã chi tiền cho khách hàng, NH sẽ xé niêm phong, đồng thời yêu cầu khách hàng kiểm tra lại tiền trước khi rời khỏi NH.
Nếu NH không xé niêm phong, khách hàng chủ quan có niêm phong nên không cần kiểm đếm, khi về nhà phát hiện thiếu tiền hoặc có tiền giả, tiền rách NH thường từ chối giải quyết. Theo ông Thắng, lý do NH từ chối giải quyết là vì khi giao dịch tiền mặt khách hàng phải kiểm đếm trước khi rời quầy để khi phát sinh sự cố có thể khiếu nại ngay.
Giám đốc phụ trách khối ngân quỹ một NH lưu ý khi chi tiền cho khách hàng, NH không chi theo cọc mà chi theo tờ, đồng thời có lập bảng kê chi tiết từng loại tiền, số lượng, mệnh giá... Như vậy về lý, khách hàng phải kiểm tra kỹ trước khi đồng ý ký nhận.Ngay cả trong trường hợp phát hiện tiền thiếu, NH nơi khách hàng nộp tiền có lập biên bản xác nhận sự việc nhưng khách hàng cũng khó khiếu nại NH nơi đã chi tiền. Lý do là khi nhận tiền, khách hàng đã ký xác nhận đã nhận đủ tiền trên các chứng từ của NH, vì thế khó khiếu nại.
Theo các NH, quy trình kiểm đếm tiền rất nghiêm ngặt, nhân viên kho quỹ đều phải tuân theo các nguyên tắc khi kiểm đếm nhưng cũng khó tránh khỏi sai sót. Vì vậy, tốt nhất người nhận tiền nên kiểm lại tiền khớp với những gì mình đã ký nhận. Trong trường hợp nhận nhiều hoặc không biết sử dụng máy đếm tiền thì có thể yêu cầu nhân viên hỗ trợ đếm và khách hàng đứng chứng kiến.
Để giảm thiểu rủi ro phát sinh khi nhận tiền mặt, theo ông Nguyễn Ngọc Thắng - phó giám đốc NH Nhà nước TP.HCM, nên tận dụng các giao dịch chuyển khoản. Việc chuyển tiền rất thuận lợi, thủ tục đơn giản, người dân, doanh nghiệp lại giảm phiền phức, rủi ro khi giao dịch, vận chuyển tiền mặt như thiếu tiền hoặc gặp phải tiền giả, rách... |
A.Hồng
Theo Tuổi Trẻ