Bội thực cổ phiếu niêm yết mới

Thanh khoản của thị trường từ đầu tháng 7 đến nay luôn ở mức thấp, nhưng thị trường lại dồn dập tăng thêm hàng trăm triệu cổ phiếu niêm yết mới.

Thanh khoản của thị trường từ đầu tháng 7 đến nay luôn ở mức thấp, nhưng thị trường lại dồn dập tăng thêm hàng trăm triệu cổ phiếu niêm yết mới. Nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng, việc niêm yết sẽ “cứu” đồng vốn của mình trong những tháng cuối năm. Vì thế có đơn vị phát hành đến 140 triệu cổ phiếu, gấp 3 lần tổng khối lượng giao dịch trên sàn HoSE trong những phiên giữa tháng 9. Liệu cách huy động vốn này có thực sự hỗ trợ DN?NĐT “bội thực” Phiên giao dịch hôm qua, trong khi tổng khối lượng giao dịch trên HoSE chỉ đạt 38 triệu đơn vị, thì riêng khối lượng phát hành của Công ty cổ phần xi măng Hải Vân đã 15,5 triệu cổ phiếu. Trong tháng 9, toàn thị trường đón thêm đến 274 triệu cổ phiếu của các DN niêm yết mới. Thống kê trên HoSE cũng cho thấy, từ tháng 4/2010 đến nay, có hơn 2 tỷ cổ phiếu được niêm yết mới. Số lượng cổ phiếu niêm yết mới càng về những tháng cuối năm càng tăng dần. Ông Lê Hải Trà, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), nhận xét: “Có thể nói, đây là năm ấn tượng nhất về số lượng cổ phiếu phát hành mới”.
Bội thực cổ phiếu niêm yết mới
Bội thực cổ phiếu niêm yết mới
Quả vậy, trong hai tuần cuối tháng 9, hầu như ngày nào cũng có hàng chục triệu cổ phiếu mới đưa vào lưu thông. Nhiều DN niêm yết số lượng “khủng”, như Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOS), niêm yết đến 140 triệu cổ phiếu, Công ty Cổ phần Chương Dương (CDC) niêm yết hơn 12 triệu… và hàng loạt DN đang “xếp hàng” để lên sàn trong những tháng cuối năm. Thống kê chưa đầy đủ của HoSE, tháng 10 này,  sẽ có đến 20 DN dự kiến niêm yết. “Khủng nhất” là Công ty Cổ phần Ô-tô Trường Hải, với kế hoạch phát hành 250 triệu cổ phiếu. Trong bối cảnh thị trường những tháng gần đây, mức thanh khoản chỉ từ 700  - 1.000 tỷ đồng/phiên, thậm chí có ngày còn dưới 600 tỷ, ông Ngô Thanh Phát, Trưởng phòng phân tích (Công ty chứng khoán Quốc tế - VIS), lo ngại nhà đầu tư sẽ bị bội thực. “Nhiều công ty ào ạt lên sàn thời điểm này, trong khi dòng tiền đổ vào chứng khoán đang yếu, sẽ khiến thị trường không thể hấp thụ nổi, gây áp lực lớn cho NĐT”.DN cũng không có lợi Ông Phát lý giải, việc DN dồn dập niêm yết vào những tháng cuối năm, phần nhiều với mục đích huy động vốn. Ngay cả khi thông tư 13 được điều chỉnh, ông Phát cho rằng, thị trường chứng khoán vẫn đang lấn cấn với nhiều tin không tốt, như tình hình nhập siêu gia tăng, lãi suất “nóng”, CPI dự báo tăng… nên khó để tăng trưởng nóng như kỳ vọng. Vì thế, việc DN niêm yết mới với số lượng lớn vào thời điểm này, vừa không hiệu quả, vừa gây bất lợi cho thị trường. “DN nên chọn thời điểm niêm yết, nhất là lúc thị trường đang lên. Không nên dồn dập tung hàng khi thị trường xấu”, ông Phát khuyên. Theo chuyên gia Lê Đạt Chí (ĐH Kinh tế TPHCM), nếu “đua” niêm yết vào thời điểm này, DN nhỏ sẽ khó . “Một số công ty nhỏ chọn thời điểm “rơi” vào cuối năm để niêm yết vì hy vọng thị trường tăng điểm, với mục đích thoái vốn… Nếu  vậy thì việc lên sàn rõ ràng không hiệu quả. Còn các công ty lớn, cổ phiếu trôi nổi nhiều thì có thể niêm yết”. Vì thực tế, giá cổ phiếu của một số DN mới niêm yết từ đầu tháng 9 trên HoSE gần như theo biểu đồ dích dắc, không nhích được bao nhiêu. Chẳng hạn, trong 10 phiên trở lại đây, VOS chỉ giao dịch trung bình khoảng 437.000 đơn vị, với giá chốt phiên hôm qua là 13.300 đồng/cổ phiếu, trong khi giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên đạt 14.400 đồng/cổ phiếu (-1,5%).
Theo Phương Nhi
Đất Việt

Đọc thêm