Bóp méo lãi suất để "ép" Thông tư 13?

Lãi suất cho vay VND cao nhất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 18% một năm, lãi suất qua đêm có ngày lên tới 8,4% một năm. Các ngân hàng thiếu vốn hay lãi suất bị “bóp méo”?
Lãi suất cho vay VND cao nhất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 18% một năm, lãi suất qua đêm có ngày lên tới 8,4% một năm. Các ngân hàng thiếu vốn hay lãi suất bị “bóp méo”? Sau nhiều tháng ổn định, từ đầu tháng 9 đến nay, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng ở nhiều kỳ hạn biến động mạnh.Choáng với giao dịch qua đêm Diễn tiến đầu tiên của lãi suất trên thị trường này là việc tăng nhanh lãi suất qua đêm, với mức tăng từ 0,39 đến 1,4% một năm. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết cuối tháng 8, lãi suất liên ngân hàng chỉ ở mức 6,86%, thì đến 1/9 lên tới 7,15% một năm, thậm chí có ngày lên tới 7,5% - 8,4% một năm.
Lãi suất liên ngân hàng đang tăng nóng. (Ảnh: TNLinh)
Lãi suất cũng tăng ở nhiều kỳ hạn khác. Như kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng tăng từ 0,2 đến 0,58% một năm. Lãi suất bình quân các kỳ hạn ngắn dao động từ 7,16 đến 9,09% một năm. Các kỳ hạn dài lãi suất đều trên 11,2% một năm, kỳ hạn 6 tháng đứng ở mức 13,3% một năm. Mặc dù lãi suất tăng nhưng giao dịch tập trung chủ yếu vào các kỳ ngắn hạn (1 - 2 tuần), và vay qua đêm. Doanh số VND giao dịch qua đêm tuần qua đạt 55.728 tỷ, chiếm 38% tổng doanh số của tuần.Đang làm giá? Diễn biến của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng những tuần đầu tháng 9 gây khá nhiều bất ngờ cho người dân nhưng đại diện các ngân hàng thương mại lại không tỏ ra ngạc nhiên. Cho rằng việc tăng lãi suất qua đêm và các kỳ hạn là do các ngân hàng thiếu vốn, hoặc bị sức ép từ việc nâng tỉ lệ an toàn vốn theo Thông tư 13. Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó Tổng giám đốc Techcombank, nói: “Chính sách vừa yêu cầu các ngân hàng không được tăng lãi suất cho vay, vừa lại phải nâng tỷ lệ an toàn vốn. Chúng tôi cũng là doanh nghiệp. Trước áp lực này thì ngân hàng cũng phải đi vay. Mà ngân hàng vay nhiều thì đương nhiên lãi suất liên ngân hàng sẽ tăng…”. Một số lãnh đạo các ngân hàng thương mại còn cho rằng Thông tư 13 đang “bóp” họ và là nguyên nhân đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng. Tất yếu của “quy trình” này, là lãi suất cho vay tín dụng sẽ tiếp tục tiến bước. Thông thường, cuối năm, khi tiền đổ vào các dòng chảy khác của nền kinh tế, thì mới có hiện tượng lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh. Nên diễn biến lãi suất nói trên, theo nhiều chuyên gia là “có vấn đề”.Nếu lãi suất qua đêm tăng liên tục, cùng với lãi suất các kỳ hạn tăng, thì báo hiệu thanh khoản ngân hàng đang kém, cần vốn. Nhưng việc lãi suất qua đêm tăng đột ngột như hiện nay, không phải do thanh khoản, mà có thể do thị trường lãi suất biến tướng”, chuyên gia Lê Đạt Chí, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, nhận định. Do giao dịch trên thị trường hiện nay là giao dịch thỏa thuận, vì thế lãi suất rất dễ bị các ngân hàng cấp 1, cấp 2 găm vốn, nhằm “đè đầu” các ngân hàng cấp 3 để tăng lãi suất. “Trước Thông tư 13, các ngân hàng tạo ra hệ thống thanh khoản kém, để viện cớ gây sức ép lên Thông tư 13, chứ bản thân thông tư này không tạo ra diễn biến này”, ông Chí phân tích.
Theo Mỹ Dung
Đất Việt

Đọc thêm