Các nhà khoa học đã phát hiện một loài cá kỳ lạ có những chiếc nanh bằng xương. Sau một thời gian nghiên cứu, họ vẫn chưa xếp loại được chúng thuộc họ nào mà vẫn để chúng trong danh sách “vô thừa nhận”.
|
Được gán cho cái tên là “cá quỷ”, loài cá nhỏ con này chỉ dài chừng 17 mm và cũng chỉ có ở những dòng suối tại Myanmar. (Ảnh: Fun-on) |
Các nhà nghiên cứu tại Viện bảo tàng Lịch sử tự nhên London cho rằng loài cá này trong quá trình tiến hoá đã mất hết răng và sau này mọc lên những chiếc nanh bằng xương. Những con cá đực thường dùng răng nanh để cắn xé nhau. Chúng mở rộng hàm to hết cỡ, lao vào nhau “ăn thua đủ” nhưng chẳng bao giờ người ta thấy chúng bị thương hoặc chảy máu. Tiến sĩ Britz, làm việc tại Myanmar hơn một thập kỷ đặt tên cho loài cá kỳ dị này là Danionella dracula lấy từ truyền thuyết con quỷ dùng răng nanh hút máu người có tên là Dracula.Những điều bất thường ở cá quỷ Những con cá nhỏ xíu được mang sang Anh, giao cho Bảo tàng cá lúc đầu bị xếp nhầm vào loài tương tự. Tiến sĩ Britz kể lại với phóng viên Đài BBC: “Sau chừng một năm sống ở đó, chúng bắt đầu chết. Khi tôi làm tiêu bản mẫu, soi dưới kính hiển vi, tôi thốt lên: Trời ơi, răng của chúng đây chăng”. "Quan sát thật kỹ, nhuộm xương và sụn thành các màu khác nhau rồi dùng men để hoà tan hết phần thịt, tôi thấy nó rõ ràng chúng không phải là răng”. Thay vì xương hàm là một hàng một dãy sụn nhô lên, sắc cạnh, giống như răng, chắc có cùng mục đích và ở những con cá đực, có những chiếc nanh rất lạ lùng. Dùng các dữ liệu phân tích ADN để xếp đặt loài cá mới phát hiện vào cây phả hệ, các nhà nghiên cứu cho rằng răng của loài cá này đã thoái hoá từ 50 triệu năm trước. So sánh với những loài tương tự, chúng có một đặc điểm lạ lùng là đạt được sự thành thục giới tính trước khi cơ thể phát triển hoàn toàn. Cá quỷ Dracula có ít hơn họ hàng của nó là cá ngựa vằn Danio rerio 44 chiếc xương và những xương này mọc muộn màng trong đời của cá ngựa vằn. Các nhà khoa học không vội vàng xếp cá quỷ Dracula thành một loài mới và đành để những con cá nhỏ bé có răng nanh bơi trong bể cùng với những con cá “lạ” khác chưa có “lý lịch” thuộc dòng họ nào. Như vậy là những con cá bắt từ Myanmar vẫn thuộc loài “vô thừa nhận”.
Theo Tuấn Hà
VNN
VNN