Các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã góp phần ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 27/10, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tiếp tục giám sát tại xã Hợp Thành và UBND huyện Phú Lương về chính sách trợ cước, trợ giá, thực hiện Quyết định 101, 102, 112 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

      Ngày 27/10, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tiếp tục giám sát tại xã Hợp Thành và UBND huyện Phú Lương về chính sách trợ cước, trợ giá, thực hiện Quyết định 101, 102, 112 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.. Tham dự buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Đình Bàng, Uỷ viên Thường trực HĐND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, sở Tài chính, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

       Xã Hợp Thành, huyện Phú Lương là xã thuần nông, có 80% dân số là dân tộc Tày, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao (36,8%). Những năm qua thực hiện các chương trình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cuộc sống của nhân dân nói chung được cải thiện. Người dân đã được hưởng chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng như: muối iốt, dầu hoả thắp sáng, phân bón, giống ngô lai, lúa lai. Thực hiện QĐ 102 hiện xã đã lập danh sách đề nghị lên huyện là 314 hộ được hỗ trợ với trị giá trên 120 triệu đồng. Việc hỗ trợ cho học sinh nghèo, thu hút giáo viên đã triển khai đến các đối tượng được thụ hưởng theo qui định. Việc di chuyển chuồng trại, công trình vệ sinh đã hỗ trợ cho 361 hộ với trị giá trên 360 triệu đồng…
Xã Hợp thành báo cáo kết quả với đoàn giám sát
Xã Hợp thành báo cáo kết quả với đoàn giám sát
Theo báo cáo của UBND huyện Phú Lương năm 2009, trợ giá, trợ cước muối Iốt  thực hiện được 508 tấn, bằng 100% kế hoạch, đến tháng 2/2010 được 119 tấn. Đến tháng 9/2010 phân đạm và kaly thực hiện được được 304,70/772 tấn, bằng 39,4% kế hoạch, phân lân thực hiện được  1.845/1.300 tấn , bằng 142 % kế hoạch. Giống lúa lai và ngô lai trợ giá được trên 10 tấn .... Việc hỗ trợ theo QĐ 102 có hơn 4 nghìn hộ với kinh phí đề nghị hỗ trợ là hơn 1,5 tỷ đồng. Năm học 2009-2010 đã phê duyệt cho 4.888 lượt học sinh, tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng; chi trả phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, cán bộ các xã đặc biệt khó khăn với số tiền trên 8,1 tỷ đồng…

    Những tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách là việc phối hợp giữa các đơn vị được tỉnh giao nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sách với huyện chưa chặt chẽ; cán bộ làm công tác chính sách ít, năng lực còn hạn chế; hỗ trợ chậm không đáp ứng kịp thời mùa vụ…Địa phương kiến nghị với đoàn giám sát đề nghị Chính phủ tiếp tục cho xã được hưởng chương trình 135 giai đoạn III; tiếp tục hỗ trợ cho học sinh nghèo theo QĐ 112; tăng cường nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi xuất cho nhân dân vùng II…Các đại biểu trong đoàn giám sát đã trao đổi với địa phương làm rõ một số vấn đề trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ như: việc chậm chi trả cho các đối tượng được hỗ trợ; việc đề nghị các đơn vị cung ứng các mặt hàng chính sách đóng trên địa bàn huyện thuộc phạm vi quản lý của huyện; về hỗ trợ dịch vụ văn hoá, pháp lý; qui trình xác nhận số lượng các mặt hàng trợ giá, trợ cước; thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyển đổi phương thức hỗ trợ từ cung ứng sang hỗ trợ trực tiếp….

Đồng chí Triệu Minh Thái, trưởng đoàn giám sát đã tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của địa phương để phản ảnh tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh. Đồng chí đánh giá cao kết quả trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của địa phương đã góp phần giảm khoảng cách giữa người miền xuôi và miền ngược, cuộc sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Trong thời gian tới đề nghị địa phương đôn đốc tiến độ giải ngân  chương trình 135; tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo các chính sách đến được với người dân hiệu quả, thiết thực./.
                                                       Hoàng Hiển

Đọc thêm