Các chứng bệnh cần 5 khoáng chất

Đối với các chứng bệnh như chuột rút, mất ngủ, lạnh tay chân, mệt mỏi, đau nhức cơ, chúng ta hoàn toàn có thể “trị” nó bằng cách bổ sung các khoáng chất như magiê, selen, kẽm, sắt, kali thông qua ăn uống hay thuốc bổ sung.

Đối với các chứng bệnh như chuột rút, mất ngủ, lạnh tay chân, mệt mỏi, đau nhức cơ, chúng ta hoàn toàn có thể “trị” nó bằng cách bổ sung các khoáng chất như magiê, selen, kẽm, sắt, kali thông qua ăn uống hay thuốc bổ sung.

Vọp bẻ (chuột rút)

  Các chứng bệnh cần 5 khoáng chất ảnh 1

Bạn cần: Magiê

 

Khoáng chất này rất thiết yếu đối với sự dẫn truyền thần kinh đến các múi cơ. Nhưng nhiều người trong chúng ta lại thiếu chất này.

 

BS Ursula Arens cho biết: “Chế độ dinh dưỡng với các thức ăn nhanh, các đồ uống có ga, các loại thức ăn giòn, bánh bích-quy và các loại ngũ cốc tinh luyện đều có rất ít magiê”. Thêm vào đó, nếu uống nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa hay các thực phẩm giàu can-xi khác cũng có rất ít magiê.

 

Nguồn: các loại ngũ cốc nguyên cám, các loại hoa quả khô, ngô ngọt, nấm rơm và các loạt hạt họ lạc là những nguồn bổ sung magiê rất tốt.

 

Arens khuyên nên tăng cường ăn các thực phẩm này hoặc dùng viên bổ sung.

 

Không ăn các thực phẩm này cùng với các sản phẩm từ sữa hay các thực phẩm giàu can-xi như cá mòi.

 

Liều khuyến nghị: 200mg. Nó tương đương với 11 lát bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám, 22 bánh quy lúa mạch, 9 quả chuối, 20 quả sung (nếu ở dạng khô sẽ chứa nhiều magiê hang dạng tươi 1 chút).

 

Mất ngủ

 

Bạn cần: Magiê

 

Khoáng chất magiê làm tăng tác dụng của tryptophan, một axit amino cần cho việc sản xuất melatonin, hormone giúp điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ.

 

Những người cơ thể không có đủ magiê thường gặp rắc rối trong giấc ngủ. Hãy uống 1 viên magiê bổ sung trước khi ngủ hay ăn nhiều thực phẩm chứa magiê.

 

Nguồn: ngũ cốc nguyên cám, hoa quả khô, ngô ngọt, nấm và các loại hạt là những nguồn bổ sung magiê rất tốt.

 

Lưu ý không ăn các thực phẩm với các sản phẩm từ sữa hay thực phẩm giàu can-xi, chẳng hạn như cá mòi.

 

Khoáng chất cũng có thể được hấp thu qua da bằng cách tắm muối khoáng.

 

Liều khuyến nghị: 300mg. Lượng này tưonưg đương với 4 bát cơm gạo lứt, 23 cái bánh lúa mạch, 9 quả chuối, 20 quả sung.

 

Lạnh tay và chân

  Các chứng bệnh cần 5 khoáng chất ảnh 2

Bạn cần: selen

 

Selen giúp kiểm soát chức năng tuyến giáp, tuyến mà sản xuất hormone giúp kiểm soát sự chuyển dưỡng của cơ thể. Đối với một hệ chuyển dưỡng và tuần hoàn khỏe mạnh thì chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta cung cấp cho tuyến giáp mọi thứ để nó vận hành tốt nhất – và điều này cũng có nghĩa là cần rất nhiều selen.

 

Nguồn: Bao gồm các loại hạt họ lạc, các loại hạt bí, dưa, hướng dương, đậu lăng và các loại động vật có vỏ (trai, sò, cua…).

 

Liều khuyến nghị: Nam giới cần 0,075mg/ngày, phụ nữ cần 0,06mg/ngày. Điều này có thể tìm thấy trong nửa cái bánh mỳ kẹp cá hồi, 175g gân cá tuyết, 2 thanh sô-cô-la Brazil.

 

PMT

 

Bạn cần: Kẽm

 

“Kẽm là thành phần thiết yếu mà tất cả các hormone liên quan với nhu cầu sức khỏe cần và vì thế nó đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản”, BS Glenville cho biết.

 

Nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng nồng độ kẽm dưới ngưỡng cho phép thường xảy trong suốt 13 ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu.

 

Điều này dẫn đến giảm progesterone và endorphins, các chất tạo cảm xúc tốt và giảm đau tự nhiên cho cơ thể.

 

Nguồn: Các loài nhuyễn thể, thịt lợn, đào lộn hột.

 

Liều khuyến nghị: 15mg/ngày. Lượng này tương đương với 3 con hàu (nguồn giàu kẽm nhất), 2 miếng thịt bò nướng (272g, thịt bò cũng là nguồn rất giàu kẽm) hay 2 mình cua.

 

Mệt mỏi

  Các chứng bệnh cần 5 khoáng chất ảnh 3

Bạn cần: sắt

 

Chúng ta cần sắt để sản xuất haemoglobin, hợp chất có trong các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể.

 

Chúng ta đều biết sự nguy hiểm của tình trạng thiếu máu nhưng thậm chí ngay cả khi chỉ cần thiếu chút sắt cũng làm bạn mệt mỏi và ít sinh lực hơn bình thường. Nồng độ sắt trong cơ thể phụ nữ thường hạ thấp trong giai đoạn kinh nguyệt và nhiều phụ nữ khác bị thiếu sắt thường xuyên. Vì vậy điều quan trọng là bạn cần bổ sung sắt trong chế độ dinh dưỡng của mình.

 

Nguồn: Thịt đỏ là nguồn bổ sung sắt tốt nhất vì sắt ở dạng này rất dễ hấp thu. Nhưng bạn cũng cần ăn nhiều hoa quả khô và lòng đỏ trứng.

 

Vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt nhưng tanin lại làm giảm sự hấp thu này vì thế tránh uống trà trong bữa ăn và thay vào đó nên uống thêm vitamin C hay nước cam.

 

Liều khuyến nghị: 14mg. Lượng này tương đương với 17 quả sung khô, 3 thìa thận cừu rán, 51 quả mơ khô, 2 quả trứng luộc.

 

Đau nhức cơ

 

Bạn cần: Kali

 

Kali rất cần cho việc điều chỉnh quá trình chuyển dưỡng và nồng độ thấp chất này có thể ảnh hưởng tới độ dẫn truyền thần kinh, làm cho các cơ yếu đi và đau nhức.

 

Nhiều người trong chúng ta thiếu kali vì nó dễ “thất thoát” qua đường mồ hôi và bị “khử” bởi cà phê, rượu và thuốc lá.  

Nguồn: Dân trí

Đọc thêm