Các điều luật kỳ cục nhất thế giới

Các đạo luật được nhà chức trách ở các nước, các địa phương lập ra để quản lý công dân. Ở mỗi nơi lại có những quy định riêng biệt, tùy theo phong tục tập quán, tình hình tại địa phương. Dưới đây là những luật lệ được xem là kỳ cục nhất thế giới...

Các đạo luật được nhà chức trách ở các nước, các địa phương lập ra để quản lý công dân. Ở mỗi nơi lại có những quy định riêng biệt, tùy theo phong tục tập quán, tình hình tại địa phương. Dưới đây là những luật lệ được xem là kỳ cục nhất thế giới:

1. Cấm nhai kẹo cao su ở Singapore

Kể từ năm 2004, Singapore đã bỏ lệnh cấm nhai kẹo cao su (vốn được nước này áp dụng suốt 12 năm trước đó). Tuy nhiên, hiện nay tại đảo quốc này chỉ có duy nhất loại kẹo cao su Nicorette được xem là hợp pháp. Tuy nhiên, người nhai kẹo phải... đăng ký tên và số chứng minh thư với bác sỹ. Nếu không, các bác sỹ được cấp phép bán kẹo cao su sẽ bị phạt 2.940 USD và 2 năm tù. Thậm chí nhiều người còn nói rằng, việc đi vào nhà thổ ở Singapore còn dễ hơn đi mua kẹo cao su vì mại dâm là hợp pháp tại một số nơi ở Singapore.

Cấm nhai kẹo cao su ở Singapore
Cấm nhai kẹo cao su ở Singapore

2. Canada cấm thanh toán bằng tiền xu

Ở Canada, đạo luật tiền tệ năm 1985 đã đưa ra những chỉ dẫn về cách sử dụng tiền xu một cách hợp lý, theo đó cấm khách hàng thanh toán tiền xu quá nhiều. Mức hợp lý ở đây đồng nghĩa với việc bạn không thể thanh toán cả một hóa đơn mua hàng trị giá 10 USD bằng tiền xu, và không được trả toàn đồng xu 1 USD nếu mua đơn hàng hơn 25 USD. Chủ cửa hiệu có quyền nhận hoặc từ chối số tiền xu bạn thanh toán.

3. Cấm chạy xe hết xăng trên đường cao tốc ở Đức

Mặc dù chạy xe trên đường cao tốc ở Đức thực sự chẳng khó khăn gì nhưng nhà chức trách nước này thì dường như luôn lo ngại về những mối nguy hiểm. Chính vì thế, luật pháp nước này quy định rằng để xe hết nhiên liệu trên đường cao tốc là bất hợp pháp. Như vậy, khi chẳng may rơi vào tình cảnh trớ trêu này, bạn không những phải tìm cách đưa chiếc xe đến môt điểm tiếp nhiên liệu gần nhất mà còn đối mặt với việc bị cảnh sát tuýt còi. Mức phạt về hành vi gây nguy hiểm cho các lái xe khác là gần 100 USD.

4. Không cởi áo khi lái xe ở Thái Lan

Đừng để thời tiết của đất nước nhiệt đới này làm khó bạn khi lái xe. Hãy nhớ lúc nào cũng phải “kín cổng cao tường” khi tham gia giao thông bằng xe máy hoặc ô tô, nếu không, bạn sẽ bị cảnh sát hỏi thăm.

Hình phạt cho sự vi phạm này là một cái tát vào cổ tay hoặc phần thân thể hở ra. Vé phạt khoảng vài trăm đồng Baht Thái, tương đương với 10 USD.

5. Không cho bồ câu ăn ở Italia

Trước đây hình ảnh khách du lịch cho chim bồ câu ăn vốn được xem là biểu tượng của Venice. Nhưng hiện nay chính quyền thành phố đã ban hành sắc lệnh, theo đó cấm mọi người không được cho chim ăn ở Quảng trường St. Marks Square. Về hình phạt, ban đầu chỉ là chỉ là để cảnh cáo, bởi theo quy định, mức phạt có thể lên đến 600 USD, nhưng du khách vi phạm chỉ phải trả nhiều nhất là 50 hoặc 60 USD.

Cấm cho bồ câu ăn ở Italia
Cấm cho bồ câu ăn ở Italia

6. Cấm lái xe bẩn ở Nga

Nếu lái xe ở Matxcơva, bạn cần phải để ý chiếc xe của mình, kể cả là xe đi thuê, nếu không muốn gặp rắc rối với cảnh sát. Hầu hết mọi người đều nói rằng định nghĩa thế nào là một chiếc xe bẩn không hề rõ ràng. Theo một cuộc khảo sát do một tờ báo ở Nga, gần một nửa số người được hỏi nói rằng chiếc xe sẽ bị xem là quá bẩn nếu người khác không nhìn được rõ biển số xe. Trong khi đó, khoảng 9% người được hỏi nói rằng xe chỉ bị xem là bẩn nếu người khác không nhìn được mặt người lái xe. Về mức phạt, cảnh sát sẽ lịch sự yêu cầu người vi phạm trả 100 USD rồi tiếp tục đi.

7. Không tắt đèn khi lái xe ở Đan Mạch

Theo bạn, lái xe vào ban đêm mới cần bật đèn? Điều này đúng ở tất cả các nước trên thế giới trừ Đan Mạch. Các tài xế ở Đan Mạch phải bật đèn pha khi điều khiển phương tiện giao thông của họ. Điều luật này chủ yếu áp dụng vào ban ngày nếu không họ sẽ phải đối mặt với hình phạt lên tới 100 USD. Các nghiên cứu cho thấy rằng điều này giúp lái xe điều khiển tốc độ chậm để phân biệt xe đang chạy với xe đang đỗ nhằm giảm thiểu tai nạn.

8. Không giật nước sau 10 giờ đêm

Khi đặt chân đến đất nước Thụy Sỹ, bạn cần phải nhớ một điều là buổi tối cần phải hạn chế ăn uống. Bởi, nhà chức trách nước này quy định việc giật nước xả toilet sau 10 giờ đêm là hành vi phạm pháp. Nếu không thể nhịn nổi, bạn vẫn có thể giải tỏa nỗi buồn, nhưng sẽ phải đưa ra một trong 2 lựa chọn: hoặc là cứ để nguyên hiện trường đến hôm sau mới giật nước hoặc chấp nhận nộp phạt để được sống trong một môi trường trong lành!

9. Mặc đồ bơi đi dạo ở Grenada

Quốc đảo thuộc khối Thịnh vượng chung này đang áp dụng một điều  luật “không giống ai”. Nhắm đến những du khách nước ngoài, tại Grenada, nếu đi dạo trên biển hoặc đi vào thị trấn mà không mặc gì khác ngoài bộ đồ bơi, du khách lập tức bị phạt nặng. Mức phạt trên lý thuyết là 270 USD. Cảnh sát trưởng còn cho biết đang cân nhắc việc phạt cả những người mặc quần jeans quá trễ.

Minh Ngọc (Theo Yahoo news)

Đọc thêm