Các nhà tạo mẫu "chê’ đồng phục luật sư

Chưa đạt tính thẩm mỹ cao, chưa tạo được sự tự tin cho người mặc, thiếu linh hoạt… Đó là ý kiến của rất nhiều nhà thiết kế nổi tiếng về đồng phục luật sự hiện nay. Dưới góc độ của những người “chuyên” về trang phục, các nhà thiết kế cũng đã đưa ra những “hiến kế” nhỏ nhằm hòan thiên bộ trang phục này.

Chưa đạt tính thẩm mỹ cao, chưa tạo được sự tự tin cho người mặc, thiếu linh hoạt… Đó là ý kiến của rất nhiều nhà thiết kế nổi tiếng về đồng phục luật sự hiện nay. Dưới góc độ của những người “chuyên” về trang phục, các nhà thiết kế cũng đã đưa ra những “hiến kế” nhỏ nhằm hòan thiên bộ trang phục này.

Nên biến tấu… cà vạt cho LS nữ?

trang phuc luat su

Hầu hết các nhà thiết kế, khi được tham khảo ý kiến về trang phục luật sư hiện nay, đều có chung một ý kíên, đó là trang phục này chỉ phù hợp cho luật sư nam, gây bất tiện cho luật sư nữ khi mặc vào. Nhà thiết kế nữ Châu Anh cho rằng: “Đối với bộ vest mặc ngòai, áo vest nam có vẻ ổn hơn, còn áo vest nữ… thú thật, theo tôi thì nó bị thô quá, nhìn không có một chút nữ tính.

Theo ý kiến cá nhân tôi, thì riêng với luật sư nữ, cần “nữ hóa” bộ trang phục môt cách linh động, như thiết kế đường nét mềm mại, uốn lượn hơn, cho cách điệu ở phần cà vạt, đồng thời vét có thể kết hơp với váy để bộ trang phục thêm phần mềm mại, nữ tính”.

Còn nhà tạo mẫu Hùng Việt, chủ nhân thương hiệu VietDesign thì nhận định: “Bộ đồng phục này được thiết kế có lẽ chỉ dành cho nam, điều này thể hiện từ kỉêu dáng đến kích cỡ, tỉ lệ trang phục, màu sắc cà vạt… Thực ra, dùng vét đen với sơ mi trắng bên trong là một lựa chọn rất phù hợp, đẹp và khá “chuẩn” cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, ở đây là mẫu thiết kế chưa được ổn cho lắm. Điều quan trọng khi thiết kế một mẫu đồng phục, đặc biệt đồng phục vét, đó là người thiết kế phải chú trọng nhất là đường nét phom dáng để phân biệt đâu là trang phục dành cho nam, đâu là trang phục dành cho nữ chứ không thể “phi giới tính” như thế được”.

Nhấn mạnh yếu tố giới tính trong trang phục, nhiều nhà thiết kế sau khi “soi” kĩ bộ đồng phục luật sư, có chung một lời khuyên là nên “biến tấu” chiếc cà vạt trong trang phục của luật sư nữ. Theo họ, cà vạt luật sư, với nam thì còn có vẻ ổn, chứ luật sư nữ thì… thua vì nó quá to và cứng nhắc. “Phần cà vạt, theo tôi có thể để nam và nữ cùng màu cũng không sao, nhưng quan trọng là biến tấu làm sao để nó phù hợp với luật sư nữ. Tốt nhất nên thay cà vạt xám bản to bằng dây nơ buộc ở cổ áo cùng màu thì sẽ đẹp hơn nhiều”, nhà thiết kế Châu Anh góp ý.

Ngoài ra, nhà thiết kế này còn đưa ra ý kiến, các luật sư nữ nên tạo nữ tính cho bộ vét của mình chỉ bằng vài thay đổi nhỏ: Áo vét ngắn hơn một chút, tà áo lượn tròn, xếp ly sau,  áo sơ mi nữ thì nên cách điệu một chút với vai hơi bồng…

Thiếu sự đầu tư kĩ lưỡng cho trang phục

LS thế giới

Theo ý kiến chung của các nhà thiết kế, việc chuẩn hóa trang phục luât sư thành đồng phục, với hai màu chủ đạo trắng đen là hợp lý, thậm chí đó còn là một “ý tưởng hòan hảo” theo nhà thiết kế Hùng Việt. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là Liên đòan Luật mới chỉ chú trọng đến việc “chuẩn hóa” nhưng chưa nghĩ đến việc đầu tư kĩ lưỡng về chất liệu, kiểu dáng, sắc thái để phát huy tốt nhất cá tính của bộ động phục cũng như tạo sự tự tin, cá tính cho người mặc.

Phân tích bộ trang phục, nhà thiết kế Hùng Việt cho rằng, không quá khó để tìm ra một bô trang phục phù hớp với các luật sư, chỉ cần người thiết kế bám sát các tiêu chí: Kín đáo, thanh lịch. Còn nhà thiết kế Hòai Sang thì cho rằng, cần nêu bật cá tính riêng cho trang phục của một nghề nghiệp rất cá tính như Luật sư.

Nhà thiết kế Hùng Việt tư vấn: “Đối với luật sư nam thiết kế phải chuẩn mực, đường nét thanh thóat, đều, vừa vặn với cả áo vét, áo sơ mi và quần tây. Đối với trang phục luật sư nữ, phải tuân thủ phom dáng, tỉ lệ đường cong ba vòng rõ ràng. Đồng thời, áo sơ mi nữ cần chú ý vào độ to nhỏ của bản cổ cùng với măng- sét áo, có thể nhấn một chút ở nếp áo để tránh đơn điều. Và cần nhớ một điều, thiết kế có hòan hảo cỡ nào kiểu dáng có chuẩn mực ra sao thì quan trọng nhất vẫn là tạo cảm giác tự tin, thóai mái cho người mặc. Vì vậy, nên chọn chất liệu cao cấp và thân thiện với cơ thể”.

Cùng ý kiến về chất liệu như trên, nhà thiết kế Hòai Sang cho rằng, rất không nên “linh động” kiểu trời nóng thì tháo áo vét ngòai ra, vì như vậy sẽ thiếu đồng bộ và tạo hình ảnh “chưa đẹp”. Thay vì vậy, các luật sư nên may vét một lớp, chất liệu nhẹ nhàng, mát và có độ co giãn nhất định thì cảm giác nóng bức sẽ giảm rất nhiều.

Về chiếc logo, ý kiến chung của các nhà thiết kế, việc cài logo lên cà vạt là không phù hợp, vị trí hợp lý nhất vẫn là phía bên trái ngực áo. “Nhiều người nghĩ rằng, cài logo lên cà vạt, nằm ngay tâm điểm sẽ tạo điểm nhấn và gây sự chú ý lên logo. Thực tế hòan tòan khác. Logo được cài lên cà vạt sẽ khiến mắt người nhìn “bỏ qua” chi tiết này vì nhầm lẫn logo với gim cà vạt. Chưa kể đến việc nhiều người mặc vét cổ cao sẽ có nguy cơ che khuất logo. Vì thế, hợp lý nhất vẫn là cài logo phía ngực áo bên trái như truyền thống, vừa sang trọng lại vừa “bắt mắt”, nhà thiết kế Hòai Sang khẳng định.

Ngọc Mai

Đọc thêm