Các tổ chức bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam: Cãi nhau vì tiền

Một số nhạc sĩ, ca sĩ cho rằng, hiện có sự chồng chéo trong chức năng bảo vệ tác quyền âm nhạc của các tổ chức đại diện này.
Một số nhạc sĩ, ca sĩ cho rằng, hiện có sự chồng chéo trong chức năng bảo vệ tác quyền âm nhạc của các tổ chức đại diện này.RIAV “lấn sân”? Theo công văn của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) tiến hành vận động các nhạc sĩ ủy thác cho RIAV khai thác tác phẩm âm nhạc dưới nhiều hình thức sử dụng khác nhau, trong đó có một số quyền thuộc quyền tác giả.
Giới nghệ sĩ cần được bảo vệ tác quyền một cách hợp lý (trong ảnh: ca sĩ Thanh Thảo và Đan Trường)
Đó là động thái mà theo VCPMC là không phù hợp về mặt pháp lý, là lầm lẫn trong cách hiểu chức năng, quyền hạn của VCPMC và RIAV, vì toàn bộ quyền mà RIAV dự định ký kết với nhạc sĩ đều đã được các nhạc sĩ ủy quyền cho VCPMC quản lý và khai thác, và những hình thức khai thác này đều thuộc phạm vi của VCPMC, chứ không phải của RIAV. “Việc làm chồng chéo này đang gây ra tình trạng rắc rối, lộn xộn cho các hoạt động của tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả âm nhạc nói riêng và các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả nói chung. Bằng việc làm này, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam đang gây thêm khó khăn nội bộ cho hoạt động của các tổ chức quyền tác giả vốn đã quá nhiều gian truân, cực nhọc trong việc đấu tranh, vận động để đưa những quy định luật pháp vào trong đời sống xã hội”, nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc VCPMC, nêu quan điểm. Theo ông, việc làm này còn tạo ra một hình ảnh xấu trong mắt giới tác giả cũng như công chúng về mối quan hệ của các tổ chức quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, RIAV chưa phản hồi công văn của VCPMC. Trả lời báo chí về vấn đề này, bà Trương Thị Thu Dung, Phó chủ tịch thường trực RIAV, cho rằng, các tác giả hoàn toàn có quyền ủy thác cho VCPMC hoặc cho các hãng băng đĩa quyền tác giả của mình, và RIAV đại diện cho các hãng băng đĩa đảm bảo quyền đó.Vướng mắc chuyện chia tiền Đây không phải là sự phản đối duy nhất mà RIAV gặp phải. Vấn đề chia tiền của RIAV từng bị phản đối, nay lại được xới lên sau cuộc họp Ban chấp hành vào đầu tháng 7 vừa qua. Một số người cho rằng, cách tính tiền tác quyền dựa trên số lượng bài hát của RIAV là không hợp lý. Theo đó, công ty nào có số lượng ca khúc ủy quyền nhiều thì nhận được tiền nhiều, dù cách thức trả tiền của các công ty khai thác nhạc mạng, nhạc chuông, nhạc chờ điện thoại di động… cho RIAV là dựa theo lượt tải ca khúc đó. “Đó là cách chia không hợp lý, vì nhiều công ty tuy có số lượng bài hát ít nhưng đó lại là những bài “hot”, lượt tải cao, nên tính theo lượt download mới là đúng”, ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Công ty Nhạc Xanh, nói. Ông dẫn chứng: chỉ riêng tháng 12/2009 và quý I/2009 (khi Nhạc Xanh chưa ủy thác cho RIAV), Nhạc Xanh nhận được từ Công ty truyền thông VMG số tiền gần 29 triệu đồng, trong khi đó, số tiền quý IV/2009 mà Nhạc Xanh nhận được theo cách chia của RIAV là hơn 15 triệu đồng. Ngoài VMG, nhiều công ty khác cũng khai thác tác phẩm âm nhạc với cách thức tương tự. Bà Thúy Vinh, Giám đốc Công ty Music Box, cho biết, dù ngay từ đầu năm 2010, Music Box đã không ký lại hợp đồng ủy quyền cho RIAV, nhưng RIAV vẫn tiếp tục khai thác các ca khúc của công ty, và số tiền RIAV trả cho Music Box trong quý I/2010 là 12 triệu đồng. “Nói thật, số tiền tác quyền mà chúng tôi nhận trực tiếp từ các đối tác, chỉ riêng của một ca khúc thôi cũng đã nhiều hơn số tiền đó, huống chi là của tất cả các ca khúc”, bà Vinh nói. Theo bà, Music Box không tái ký với RIAV là vì cách chia tiền không hợp lý. Giống Music Box, một số công ty, trong đó có Tiếng hát việt, chủ động không tái ký ủy quyền cho RIAV từ đầu năm nay.
Theo Võ Hà
Đất Việt

Đọc thêm