Cảm hứng chế tạo áo giáp chống đạn từ vỏ ốc sên

Ngày 19-1, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts MIT (Mỹ) cho biết cấu trúc vỏ đặc biệt của loài ốc sên “chân có vảy” Crysomallon squamiferum sống dưới đáy biển sâu đã khơi nguồn cảm hứng khi họ chế tạo áo giáp chống đạn cải tiến cho binh lính.

Ngày 19-1, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts MIT (Mỹ) cho biết cấu trúc vỏ đặc biệt của loài ốc sên “chân có vảy” Crysomallon squamiferum sống dưới đáy biển sâu đã khơi nguồn cảm hứng khi họ chế tạo áo giáp chống đạn cải tiến cho binh lính.

Cảm hứng chế tạo áo giáp chống đạn từ vỏ ốc sên ảnh 1
Ốc sên Crysomallon squamiferum “mang áo giáp” dị thường
 sống tại vùng biển Ấn Độ Dương
Ốc sên Crysomallon squamiferum được khám phá năm 2003 ở độ sâu khoảng 2km tại vùng biển Ấn Độ Dương. Nó có kích thước tương đương ốc sên vườn, nhưng không giống bất kỳ họ hàng khác, cấu trúc vỏ ốc sên Crysomallon squamiferum được làm từ 3 lớp - lớp ngoài cùng là khoáng vật sulfua sắt, lớp giữa dày được làm từ chất hữu cơ và lớp bên trong có nhiều khoáng chất canxi - những lớp này có tác dụng như “áo giáp” bảo vệ cơ thể, làm tiêu hao năng lượng cơ học trong quá trình tấn công của những động vật săn mồi.
Theo nghiên cứu của MIT được công bố trên tạp chí khoa học của Viện hàn lâm Hoa Kỳ cho biết mỗi lớp vỏ trên có một chức năng riêng biệt giúp vỏ không bị sứt mẻ.
Hiện các nhà khoa học đang phát triển nguồn nguyên liệu mới dựa vào tác dụng nêu trên của vỏ ốc sên, qua đó thiết kế các loại áo giáp chống đạn tiên tiến, xe tăng, máy bay trực thăng và lớp phủ ngoài bảo vệ xe hơi.

Theo Tuổi trẻ online

Đọc thêm