Cán bộ “làm án” lại “chạy án”

Theo cáo trạng khoảng 12 giờ ngày 13-8-2005, lực lượng phòng chống ma tuý CA tỉnh Thái Nguyên ập vào bắt và thu giữ tại giường ngủ của Lập và Thủy 1 gói heroin (trọng lượng 37,5 gam) cùng với 1 gói nhỏ 1,75 gam heroin để dưới gối.

Theo cáo trạng khoảng 12 giờ ngày 13-8-2005, lực lượng phòng chống ma tuý CA tỉnh Thái Nguyên ập vào bắt và thu giữ tại giường ngủ của Lập và Thủy 1 gói heroin (trọng lượng 37,5 gam) cùng với 1 gói nhỏ 1,75 gam heroin để dưới gối.>> “Gia đình ma tuý” cùng hầu tòa
Sáng 11-3-2010, phiên tòa xử sơ thẩm 29 bị cáo trong đường dây ma tuý lớn do Nguyễn Văn Đua cầm đầu, ngoài tính chất nghiêm trọng của vụ án còn có các bị cáo nguyên là kiểm sát viên (KSV), điều tra viên (ĐTV), thẩm phán và một bị cáo nguyên là PhóTrưởng phòng PC 17 CA tỉnh Thái Nguyên, đã trợ giúp các đối tượng thoát tội.

Theo cáo trạng khoảng 12 giờ ngày 13-8-2005, lực lượng phòng chống ma tuý CA tỉnh Thái Nguyên ập vào bắt và thu giữ tại giường ngủ của Lập và Thủy 1 gói heroin (trọng lượng 37,5 gam) cùng với 1 gói nhỏ 1,75 gam heroin để dưới gối. Trong thời gian bị giam giữ chờ đưa ra xét xử, ngay trong buổi hỏi cung, vợ chồng Thuỷ-Lập đã đặt vấn đề với ĐTV Lương Tuấn Anh, xin được thả với giá 100 triệu đồng. Dù không nói gì nhưng Tuấn Anh lại đưa điện thoại cho Thủy gọi về cho em gái là Hằng, bàn chuyện đưa tiền cho Tuấn Anh.

Ngày 15-8-2005, Hằng gọi điện cho Nguyễn Thế Cường, công tác tại Viện KSND tỉnh Thái Nguyên, nhờ giúp đỡ vợ chồng Thủy. Với sự tiếp tay của Nguyễn Thế Cường, Lê Trung Tiến, 2 cán bộ KSV, hồ sơ vụ án được "phù phép", tạo chứng cứ cho Thủy được thả, còn Lập thì được giảm nhẹ hình phạt. Đổi lại, Thủy và Lập đã phải chi 128 triệu đồng và 3 cây vàng cho những cán bộ biến chất trên trong đó có cả Đinh Thị Hoà, cán bộ TAND tỉnh Thái Nguyên.

Ngôi nhà nghỉ phát hiện có ma túy
Ngôi nhà nghỉ phát hiện có ma túy

Hòa vốn được đồng nghiệp đánh giá là liêm khiết vậy mà chỉ vì 8 triệu đồng tiền "bồi dưỡng" mà bán cả lương tâm nghề nghiệp của mình. Kết quả là, tại Bản án số 217 ngày 11-10-2006 của TAND tỉnh Thái Nguyên, Lập chỉ bị xử lý về hành vi tàng trữ 1,75 gam heroin (gói nhỏ). Còn gói lớn có trọng lượng 37,5 gam thì chưa đủ cơ sở kết luận vì vợ chồng Thuỷ phản cung theo sự "dẫn dắt" của những cán bộ công an, kiểm sát, toà án.

Sau khi được tha, ngày 24-8-2005, Thủy đến phòng làm việc của Lương Tuấn Anh, đặt vấn đề xin lại số tài sản bị giữ gồm 20 cây vàng, 5 giấy tờ nhà, 4 sổ tiết kiệm trị giá 37.000 USD; 2 thẻ tiết kiệm 200 triệu đồng cùng một số tiền USD và Euro,... và được Tuấn Anh hướng dẫn cách viết đơn xin lại số tài sản. Nhận được số tài sản này, Thủy đã cảm ơn "chi riêng" cho Nguyễn Văn Dũng và Tuấn Anh 2 cây vàng.

Ngoài việc làm sai lệch hồ sơ, tạo chứng cứ giảm nhẹ tội cho vợ chồng Thuỷ và Lập, Nguyễn Văn Dũng còn tạo cơ hội cho Nguyễn Văn Hùng đi trốn mỗi khi CA tỉnh Nghệ An ra bắt. Hùng và Nguyễn Xuân Hải có lệnh truy nã của CA tỉnh Nghệ An do liên quan đến một vụ mua bán ma túy nên khi trốn về Thái Nguyên, Hùng gặp Dũng, nhờ giúp đỡ.

Khi CA tỉnh Nghệ An đề nghị phối hợp, Dũng được đơn vị giao nhiệm vụ cung cấp thông tin về Hùng cho đơn vị bạn nhưng anh ta đã làm ngược lại. Mỗi khi biết tin tổ công tác CA Nghệ An lên Thái Nguyên, Dũng lại báo cho Hùng đi trốn, gây khó khăn cho việc truy bắt tên tội phạm nguy hiểm này.
Đổi lại, Dũng nhiều lần được vợ Hùng là Nguyễn Thị Hà "bồi dưỡng" một số tiền. Việc làm mờ ám, trái với lương tâm, trách nhiệm của người công an chỉ được phơi bày khi Hùng bị bắt tại Hà Nội, quá trình cải tạo án chung thân tại trại giam, Hùng đã viết đơn tố cáo.

Còn KSV Lê Trung Tiến cũng nhận 45 triệu đồng để "chạy tội" cho 2 đối tượng phạm tội ma túy khác là Dương Công Phúc và Nguyễn Xuân Hải. Theo đơn tố cáo của Nguyễn Xuân Hải, trú tại TP Thái Nguyên, chính Hải đã đưa 40 triệu đồng cho KSV Lê Trung Tiến để lo chạy án cho bố vợ là Dương Công Phúc và Dương Mạnh Kiên (con trai Phúc) trong một vụ mua bán trái phép chất ma tuý vào tháng 1-2006.

Với sự “giúp đỡ” của Tiến, Viện KSND tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định huỷ bỏ Quyết định khởi tố đối với Phúc và Kiên. Khi vụ án được phục hồi, chuyển đến C17 (Bộ Công an) tiếp tục điều tra lại, Tiến mang tiền trả lại cho gia đình bị can rồi hướng dẫn cách đối phó với CQĐT và bảo Hải trốn đi một thời gian. Nhưng cuối cùng, Hải cũng vẫn bị CA tỉnh Nghệ An bắt về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, sau đó bị xử phạt 2 năm tù giam.

Khi các đối tượng phạm tội lần lượt bị Cơ quan CSĐT-Bộ Công an bắt giữ thì những sâu mọt trong các cơ quan công quyền tỉnh này cũng phải tra tay vào còng.  
 
Có một chi tiết từng gây xôn xao dư luận đối với vụ án này là ông Ngô Khắc Việt - nguyên Trưởng phòng Kiểm sát điều tra án an ninh, ma tuý- VKSND tỉnh Thái Nguyên, đã chết ngay tại phòng làm việc vào tháng 9-2007 nên không bị xem xét trách nhiệm trong vụ án. Nhận xét vụ án này. VKSNDTC đã nêu rõ "đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp; phạm tội có tổ chức, khép kín… Đặc biệt có bị can sau khi bị bắt đã đưa hối lộ hàng trăm triệu đồng cho một số ĐTV, KSV và thẩm phán thuộc Công an, Kiểm sát và TAND tỉnh Thái Nguyên dẫn đến việc điều tra, truy tố, xét xử bị lọt người, lọt tội gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên".

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt 5 án tử hình đối với Nguyễn Văn Đua, Lê Đức May, Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Đăng Lập, Nguyễn Công Viễn. 11 bị cáo khác nhận mức án chung thân, còn lại chịu mức án từ 10 đến 20 năm cùng về tội ma túy. Riêng bị cáo Nguyễn Công Viễn (chồng bị cáo Mơ), tuy chỉ bị đề nghị mức hình phạt 20 năm tù nhưng sẽ phải tổng hợp với mức án tử hình của TAND tỉnh Sơn La.

Nhưng đáng chú ý nhất có lẽ là bị cáo Nguyễn Thị Thảo (SN 1962, trú tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Đại diện VKSND cho rằng, bị cáo này do nể nang (không được lợi gì) mà đã cho các cháu ruột (bị cáo Huệ và bị can Hùng) mượn hòm gỗ để giấu heroin và phơi heroin ở cửa nhà tuy nhiên, với số lượng 8 bánh heroin thì Thảo cũng bị đề nghị mức án 20 năm tù. Ngoài hình phạt tù, mỗi bị cáo trong nhóm tội danh trên bị phạt bổ sung từ 10 đến 300 triệu đồng.

Nhóm tội phạm liên quan đến hành vi đưa- nhận hối lộ, cao nhất là bị cáo Lê Trung Tiến, nguyên KSV Viện KSND tỉnh Thái Nguyên bị tuyên phạt 7 năm tù; bị cáo Đinh Thị Hoà, SN 1955, nguyên thẩm phán TAND tỉnh Thái Nguyên, bị phạt 22 tháng cải tạo không giam giữ; bị cáo Nguyễn Thế Cường bị phạt 3 năm tù cho hưởng án treo và 50 tháng thử thách; Nguyễn Văn Dũng và Lương Tuấn Anh, nguyên cán bộ PC 17, Công an tỉnh Thái Nguyên bị phạt 4 năm tù giam. Hai bố con Dương Công Phúc bị phạt 3 năm tù giam.

Theo
Pháp Luật và Xã Hội

Đọc thêm