Cần cải tổ bảng chữ cái tiếng Việt?

Chữ quốc ngữ, chữ viết chính thức ở Việt Nam hiện nay, được sáng tạo dựa trên việc sử dụng các ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt.
Chữ quốc ngữ, chữ viết chính thức ở Việt Nam hiện nay, được sáng tạo dựa trên việc sử dụng các ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt. Cho rằng "hiện tại, nó đã bóp méo một cách không cần thiết bảng chữ cái Latin, khiến cho việc viết chữ Việt trở nên khó hơn, và khó hòa nhập quốc tế hơn", bạn đọc Phạm An Biên đề xuất "nên cải tổ". Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng tải ý kiến này.

Các chữ cái trong bảng chữ cái Latin đã bị lãng phí trong tiếng Việt gồm có chữ F, J, W, Z. Để bù lại cho sự lãng phí đó là sự phức tạp hóa bằng các chữ kép. Chữ PH được sử dụng để thay cho F.

Chữ GI được ghép lại để thay cho chữ J. Và làm rối loạn cách phát âm chữ D, được hầu hết các nước sử dụng bảng chữ cái Latin phát âm như Đ trong tiếng Việt hiện tại, sang chức năng phát âm thay cho chữ Z, còn chữ D thêm dấu gạch ngang (Đ) để được đọc đúng như nó vốn có.
Bảng chữ cái tiếng Việt.
Sự phức tạp đó không chỉ làm cho việc viết lách chậm hơn, tốn giấy mực hơn, mà còn làm chậm thêm quá trình học sinh ta tiếp cận ngoại ngữ, cũng như người nước ngoài tiếp cận tiếng Việt. Chữ W cũng bị loại bỏ. Ở đây tôi không dám khẳng định nó có chức năng phát âm giống như chữ Ư trong tiếng Việt. Nhưng nếu sử dụng thay chữ Ư thì cũng không phải là bóp méo. Thực tế trong nhiều trường hợp viết tắt bằng chữ cái hoa, chúng ta đã sử dụng theo cách này (T.W thay cho T.Ư). Và không phải ngẫu nhiên, các phần mềm gõ tiếng Việt telex cũng gõ W thì ra Ư.Đó là chưa kể, việc loại bỏ các chữ cái F, J, W, Z làm cho học sinh khi học các môn khoa học lại phải dùng đến các chữ cái “xa lạ” nói trên. Vì cách sử dụng các chữ cái nói trên trong các môn khoa học, nhất là Toán, Lý luôn phải theo thông lệ quốc tế. Ngay cả khi làm toán, chữ D chúng ta vẫn đọc là ĐÊ, theo cách đọc chữ cái tiếng Pháp mà trong tiếng Việt dùng để đọc chữ Đ.Ngoài bất hợp lý từ việc bỏ phí 4 chữ cái Latin nói trên, chúng ta còn đang duy trì những bất hợp lý khó hiểu trong việc dùng các chữ cái ghép. Tôi không hiểu sao lại phải cần đến chữ GH, trong khi chữ G cũng đã được phát âm như thế. Lẽ ra, tôi chỉ phải gõ chữ gép, nhưng ở đây lại phải gõ thêm một chữ h vào nữa thành chữ ghép cho “đúng chính tả”.Nhưng có một chữ ghép còn bất hợp lý hơn nữa: chữ NGH. Chữ ghép của chữ ghép. Trong khi chữ NG hoàn toàn có thể làm tất cả các chức năng phát âm của chữ NGH mà chúng ta “sáng tạo” thêm. Để rồi suốt ngày chúng ta phải lăn tăn khi viết những chữ như NGÀNH NGỀ, NGHÀNH NGHỀ, NGHÀNH NGỀ hay NGÀNH NGHỀ mới đúng. Mà chả để làm gì cả.Vì vậy, tôi cho rằng cần, có một cuộc cải tổ đối với bảng chữ cái tiếng Việt, để trả nó về gần với bảng chữ cái Latin hơn, không chỉ hợp lý hơn cho quá trình viết, mà còn hiệu quả hơn cho quá trình hòa nhập quốc tế. Tôi đề nghị:Bổ sung các chữ cái F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt. Tương ứng với nó là xóa bỏ các chữ ghép không cần thiết mà các chữ cái này có thể thay thế được, tôi sẽ nói ở dưới. Bỏ chữ ghép PH, vì có chữ F thay thế. Bỏ chữ ghép GI, vì có chữ J thay thế. Bỏ chữ Ư, vì có chữ W có thể thay thế. Đổi chữ Đ hiện tại thành D, và chữ Z sẽ dùng thay vai trò của chữ D hiện tại. Bỏ các chữ GH, vì chữ đơn G đã đủ để gánh cả vai trò của nó. Bỏ chữ NGH vì chữ NG đã thay thế được nó. Đừng làm cho chữ viết của chúng ta phức tạp hơn.
Theo Phạm An Biên
VietNamNet

Đọc thêm