Cần cơ sở “đo” hiệu quả phối hợp TGPL trong tố tụng

Hôm qua (12/9), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng (viết tắt là HĐPH) ở Trung ương, dẫn đầu Đoàn kiểm tra liên ngành – đã có buổi làm việc với HĐPH tỉnh Bắc Kạn để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định về TGPL trong hoạt động tố tụng ( TTLT số 10).

Hôm qua (12/9), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng (viết tắt là HĐPH) ở Trung ương, dẫn đầu Đoàn kiểm tra liên ngành – đã có buổi làm việc với HĐPH tỉnh Bắc Kạn để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định về TGPL trong hoạt động tố tụng ( TTLT số 10).

Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền tại buổi làm việc với tỉnh  Bắc Kạn
Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền tại buổi làm việc với tỉnh Bắc Kạn

Trợ giúp viên thực hiện 28% số vụ việc

Báo cáo với Đoàn kiểm tra liên ngành, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn Lương Đức Thắng – Chủ tịch HĐPH tỉnh Bắc Kạn – cho biết: Ngay sau khi TTLT số 10 có hiệu lực, Sở Tư pháp đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập và thông qua Quy chế hoạt động của HĐPH tỉnh.

Với sự phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng, số lượng người thuộc diện TGPL đến Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh ngày càng nhiều hơn, số vụ việc TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng tăng lên hàng năm. Kể từ khi triển khai TTLT số 10 đến nay, đã có 158 vụ việc TGPL được thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng/161 tố tụng. Trong đó, 114 vụ việc do luật sư (LS) là cộng tác viên thực hiện, 44 vụ việc do trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) thực hiện (đạt tỷ lệ gần 28%). Qua kiểm tra, đánh, 100% vụ việc đạt chất lượng và nhiều vụ đạt chất lượng tốt.

Theo Đại tá Nông Văn Kham – Phó Giám đốc Công an tỉnh, trong 5 năm qua, Công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã cấp 154 giấy chứng nhận người tham gia tố tụng cho TGVPL, LS là cộng tác viên, không có trường hợp nào bị từ chối cấp giấy chứng nhận.

“LS và những TGVPL sau khi được Cơ quan CSĐT cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bị can trong các vụ án hình sự đã thực hiện đúng quy định và có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong hoạt động tố tụng, đảm bảo khách quan trong hoạt động bào chữa” – ông Kham khẳng định. Đây cũng là nhận xét của Phó Chánh án TAND tỉnh Nông Hữu Thái. Ngoài ra, ông Thái còn đánh giá tốt về cơ chế phối hợp giữa TAND các cấp với Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm.

Hiệu quả thực sự chưa “đo” được

Tuy nhiên, ông Thắng thừa nhận một số hạn chế trong triển khai TTLT số 10, trong đó số lượng TGVPL và LS cộng tác viên còn ít, chưa đáp ứng hết các nhu cầu TGPL; kinh phí cấp cho hoạt động phối hợp thấp; một số cơ quan tiến hành tố tụng còn yêu cầu cung cấp giấy tờ không cần thiết, mới chỉ tuyên truyền, giới thiệu pháp luật cho các đối tượng bắt buộc phải có người bào chữa chứ chưa chú trọng đến các đối tượng chính sách, người nghèo…

Đáng chú ý, theo Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn Hoàng Đình Toàn, dù đã được bổ nhiệm nhưng có TGVPL đến nay vẫn chưa “ngồi” phiên tòa nào.

Ông Kham bổ sung, do nhận thức pháp luật của một số bị can thuộc diện đối tượng được TGPL còn hạn chế và chưa đầy đủ về quyền được mời LS hoặc người bào chữa nên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, cán bộ điều tra đã phải mất nhiều công sức giải thích, thuyết phục, làm cho thời gian điều tra bị kéo dài.

Bà Nông Thị Hoàn - Trưởng Phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm - VKSND tỉnh - thì chia sẻ, quy chế công tác của ngành không đồng bộ với TTLT số 10 như quy định về tiếp xúc, gặp gỡ với bị can, bị cáo trong quá trình giải quyết vụ việc được phân công, gây khó khăn cho việc phối hợp thực hiện TTLT số 10.

Một số LS lại thẳng thắn, đội ngũ LS của tỉnh hầu hết là người tuổi cao, sức khỏe kém nên số vụ việc tham gia TGPL không nhiều hay chế độ bồi dưỡng 120 nghìn/ngày làm việc cho LS là quá lỗi thời, không thu hút được sự tham gia của LS…

Phát biểu tại buổi làm việc , Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền cơ bản nhất trí với báo cáo kết quả của HĐPH tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng cần có thêm một vài số liệu thống kê như số vụ việc, số đối tượng thuộc diện TGPL làm cơ sở so sánh với số vụ việc đã thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, số đối tượng được TGPL thì mới “đo” được hiệu quả thực sự của hoạt động phối hợp trong tố tụng.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác phối hợp liên ngành, Thứ trưởng đề nghị HĐPH tỉnh Bắc Kạn cần tổ chức các buổi sơ kết, tổng kết công tác này để rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động của HĐPH và kịp thời đề ra giải pháp khắc phục vướng mắc cho cơ sở.

Thứ trưởng cũng cho biết HĐPH ở Trung ương đang tiến hành nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật về TGPL trong hoạt động tố tụng cũng như sẽ sớm có hướng dẫn thống nhất về kinh phí, cơ sở vật chất, quan tâm hơn tới chế độ, chính sách cho người thực hiện TGPL… nhằm mang lại hiệu quả đích thực cho các đối tượng thụ hưởng.

Hoàng Thư 

Đọc thêm