Cần coi trọng công tác giám sát của Hội đồng Dân tộc

(PLO) - Sáng 3/5, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ đã chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6. 
Đoàn công tác Hội đồng dân tộc của Quốc hội làm việc tại Thái Nguyên. (Ảnh: Quân Trang/TTXVN)

Khẳng định chính sách dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm rất đặc biệt vì đây là vấn đề chiến lược, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao sự cố gắng của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc cũng như trách nhiệm của các địa phương trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, của Trung ương… Bên cạnh đó, công tác giám sát của Hội đồng Dân tộc đã chọn đúng, chọn trúng những vấn đề bức xúc của đồng bào các dân tộc, đóng góp ý kiến để sửa luật, hoạch định chính sách một cách khả thi hơn.

Lưu ý công việc trong thời gian tới, bà Tòng Thị Phóng đề nghị các bộ, ngành, địa phương coi trọng công tác giám sát của Quốc hội, giám sát của Hội đồng Dân tộc, đặc biệt là các chính sách về ngân sách, đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số; quan tâm đến tình hình an ninh vùng đồng bào dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số vẫn còn rất cao: 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm gần 14,2% dân số của cả nước nhưng lại chiếm tới 51,86% tổng số người nghèo; kết quả giảm nghèo của các hộ dân tộc thiểu số chưa thật sự bền vững. Ngoài ra, số hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất vẫn còn nhiều, nhưng chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa thực sự đồng bộ, có xu hướng coi trọng mục tiêu xã hội trước mắt mà coi nhẹ việc bảo vệ, phát triển rừng.

Nguồn lực ngân sách trung ương bố trí còn thấp so với kế hoạch, nhu cầu vốn; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan chưa thống nhất trong việc cân đối cho các địa phương để thực hiện chính sách dân tộc; bộ máy tổ chức và năng lực cán bộ thuộc cơ quan công tác dân tộc còn nhiều bất cập…

Đọc thêm