Cần đưa Luật Hình sự và Dân sự vào chương trình dạy lái xe

Các hành vi gây tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị truy tố ra tòa xét xử theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, chương trình đào tạo lái xe hiện chỉ mới dạy cho người học học Luật Giao thông đường bộ mà chưa đề cập đến trách nhiệm hành sự và dân sự, khiến người học chưa được phổ cập và nhận thức đẩy đủ về trách nhiệm của mình…

Các hành vi gây tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị truy tố ra tòa xét xử theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, chương trình đào tạo lái xe hiện chỉ mới dạy cho người học học Luật Giao thông đường bộ mà chưa đề cập đến trách nhiệm hành sự và dân sự, khiến người học chưa được phổ cập và nhận thức đẩy đủ về trách nhiệm của mình…

Tài xế Nguyễn Ngọc Lợi lái xe vượt tải trọng làm sập cầu số 15, đường TL941, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang ngày 10-9-2011.
Tài xế Nguyễn Ngọc Lợi lái xe vượt tải trọng làm sập cầu số 15, đường TL941, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang ngày 10-9-2011.

1. Ngày 9/11/2012, TAND tỉnh An Giang mở phiên phúc thẩm xét xử Lê Hoàng Anh (34 tuổi, khóm Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” và xử phạt bị cáo 18 tháng tù theo điểm b, khoản 2, Điều 202, Bộ luật Hình Sự sửa đổi, bổ sung 2009; áp dụng Điều 605, 606, 609 Bộ luật Dân sự 2005 buộc bị cáo bồi thường cho nạn nhân gần 350 triệu đồng (gồm thuốc men điều trị, mất thu nhập, công chăm sóc...); buộc bị cáo bồi thường thêm khoản chữa trị phát sinh sau phiên tòa cho đến khi nạn nhân phục hồi hoàn toàn hoặc qua đời, đồng thời áp dụng Luật Người Khuyết tật buộc bị cáo phải trả tiền công thuê người chăm sóc cho nạn nhân mỗi tháng bằng một tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Nguyên nhân dẫn đến vụ án là do Lê Hoàng Anh điều khiển xe môtô sau khi đã uống rượu bia gây TNGT, thương tật cho nạn nhân tỷ lệ 85%.

Thẩm phán Lý Ngọc Sơn, Chánh tòa Hình sự - TAND tỉnh An Giang cho biết, đa số các bị cáo phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đều không lường trước những hậu quả do hành vi của mình gây ra, họ rất bất ngờ với trách nhiệm hình sự (bị phạt tù) và trách nhiệm dân sự với các khoản tiền bồi thường cho nạn nhân quá lớn.

Bộ Luật Hình Sự sửa đổi, bổ sung 2009, tại Chương 19 (Tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng) có 6 điều (từ Điều 202 đến Điều 207) quy định các tội phạm liên quan đến các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Bộ luật Dân sự 2005, tại Chương 21 (Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) các điều từ 605 đến điều 610 quy định trách nhiệm bồi thường các khoản thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra cho người khác. Ngoài ra, Luật Người khuyết tật cũng được áp dụng để buộc trách nhiệm đối với người vi phạm Luật Giao thông đường bộ gây TNGT, làm tổn hại đến sức khỏe cho nạn nhân bị thương tật từ 81% trở lên.

Do trình độ nhận thức pháp luật kém, cộng với ý thức chủ quan nên thường mắc các lỗi vi phạm như vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia, chạy quá tốc độ quy định, chở quá tải (ôtô), chở ba (môtô), không đội mũ bảo hiểm... Sự hối hả trong cuộc sống, đôi khi khiến người ta vô tình hoặc cố ý mắc các lỗi nhỏ nhưng không lường trước được những hậu quả rất lớn, làm gánh nặng cho gia đình nạn nhân và cả bị cáo.

2. Trở lại vấn đề đào tạo lái xe hiện nay, ông Nguyễn Công Bằng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ - Giao thông vận tải An Giang cho biết, người học lái xe môtô và ôtô hạng B1, B2, hạng C không bị giới hạn về trình độ học vấn, riêng hạng D và E, quy định trình độ phải tốt nghiệp trung học cơ sở (lớp 9) trở lên và có kinh nghiệm lái xe nhiều năm. Chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, giáo trình do Tổng Cục đường bộ Việt Nam soạn thảo.

Tài xế lái ôtô du lịch (giấu tên) cho biết, đã tham gia học lái xe môtô 2 bánh và cả xe ôtô 4 bánh, đa số học viên rất cố gắn làm các bài trắc nghiệm (học lý thuyết Luật Giao thông đường bộ) sao cho đủ điểm đậu, còn phần học thực hành lái xe trên đường bộ chưa được nhiều.

Chương trình dạy lái xe không liên hệ thực tế về trách nhiệm hình sự và dân sự, nếu lái xe vi phạm Luật Giao thông đường bộ dẫn đến TNGT. Phần đông học viên học lái xe để hành nghề chuyên nghiệp (hạng B2, C, D và E) có trình độ học vấn trung bình thấp. Học vấn thấp sẽ bị hạn chế năng tiếp thu và hiểu biết pháp luật. Khi cầm lái, liệu họ có nghiêm chỉnh chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông không ?

Điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ liên quan đến tính mạng con người và TNGT đang tăng số người thương vong như hiện nay, chương trình đào tạo lái xe cần đổi mới cách dạy và học sao cho phù hợp để giảm TNGT.

Không giữ khoản cách an toàn, xe 53S-2818 “hôn” đích xe tải trên đường Trần Hưng Đạo, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang trưa 28-11-2012.
Không giữ khoản cách an toàn, xe 53S-2818 “hôn” đích xe tải trên đường Trần Hưng Đạo, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang trưa 28-11-2012.

Ông Lê Việt Cường, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh An Giang nói rằng, mặt bằng dân trí nước ta còn thấp, ý thức chấp hành pháp luật và Luật Giao thông đường bộ của người dân chưa cao, trong khi nghề lái xe cơ giới là nghề nguy hiểm cao đến tính mạng nhiều người.

Do đó, công tác tuyên truyền phải bắt đầu từ “gốc” chứ không phải từ “ngọn” như hiện nay. Chương trình dạy lái xe cần phải lồng ghép thêm công tác tuyền truyền pháp luật, các trường dạy lái xe phải mời báo cáo viên Sơ Tư pháp và CSGT đến phổ biến pháp luật và các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ cho học viên học lái xe biết thêm các bộ luật liên quan.

Thượng tá Nguyễn Bá Quận, Trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sát – Công an tỉnh An Giang cho rằng, không chỉ những người hành nghề lái xe chuyên nghiệp mà bất kỳ mọi công dân phải tự ý thức nâng cao hiểu biết về kiến thức pháp luật. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không chỉ học Luật Giao thông đường bộ là đủ mà còn phải tự tìm hiểu thêm các bộ luật có liên quan khác.

Vấn đề đưa trách nhiệm hình sự và dân sự vào chương trình đào tạo lái xe, ông Phan Thành Nghiệp, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật nghiệp vụ - Giao thông vận tải An Giang tán thành quan điểm này và cho rằng chương trình đào tạo lái xe được giới thiệu thêm một phần của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Dân sự liên quan đến Luật Giao thông đường bộ sẽ góp phần nâng cao hiểu biết kiến thức pháp luật và trách nhiệm hình sự cũng như dân sự cho người học lái xe để họ tự điều chỉnh hành vi, ứng xử có văn hóa khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Đồng tình vấn đề này, ông Lê Văn Xác, Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải An Giang nói, phổ biến trách nhiệm hình sự và dân sự liên quan đến Luật Giao thông đường bộ là một hình thức cụ thể hóa các hành vi vi phạm gây ra TNGT. Ông Xác dẫn chứng trường hợp của tài xế Nguyễn Ngọc Lợi lái xe chở hàng 35 tấn chạy qua cầu số 15 (có tải trọng 13 tấn) làm sập cầu khiến một người chết hồi tháng 9-2011. Nếu được phổ cập để hiểu biết trách nhiệm hình sự (bị phạt tù 8 năm) và trách nhiệm dân sự (bồi thường 1,2 tỷ đồng) về hành vi làm sập cầu, chẳng có tài xế nào giám lái xe chở quá tải.

Cao Tâm

Đọc thêm