Du lịch là ngành không được bỏ quên
Đại diện Sở Văn hóa – thể thao – du lịch cho biết sẽ tiến hành kiểm tra, chỉ đạo thực hiện để đảm bảo du lịch Cần Thơ trong 6 tháng cuối năm tăng trưởng tốt. Qua đó, đưa ra 6 giải pháp kịp thời ứng phó với tình hình hiện tại. Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới, hiện tại vẫn chưa có vac-xin phòng ngừa. Các đường bay quốc tế vẫn chưa hoàn toàn được mở lại. Tâm lý du khách đến Việt Nam vẫn còn e ngại. Khi du lịch sẽ cân nhắc và lựa chọn điểm đến an toàn, những nơi gần và dễ di chuyển sẽ được ưu tiên.
Ngày thứ 2 HĐND TP Cần Thơ mở phiên họp lần thứ 17. |
Thực hiện tuyên truyền quảng bá “Cần Thơ – Điểm đến an toàn – thân thiện – chất lượng”. Thị trường khách nội địa là trọng điểm. Xây dựng tiêu chí an toàn du lịch trên 3 lĩnh vực: cơ sở lưu trú, dịch vụ lữ hành và khu, điểm du lịch.
Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, tài chính thành lập danh sách các doanh nghiệp du lịch có nhu cầu vay vốn, gửi ngân hàng chính sách xã hội thành phố Cần Thơ xem xét, tổng hợp bố trí nguồn vốn hơn 6 tỷ đồng. Phối hợp với Điện lực TP đã hỗ trợ cho 105 cơ sở được giảm tiền điện với số tiền gần 800 triệu đồng.
Tổ chức nhiều lễ hội gắn liền với du lịch sông nước, lịch sử địa phương và khung cảnh thiên nhiên nhằm thu hút khách nội địa và khách nước ngoài. Triển khai chương trình kích cầu du lịch giảm giá khuyến mãi từ 10-60% nhưng vẫn giữ được chất lượng.
Cần Thơ xây dựng tiêu chí an toàn du lịch trên 3 lĩnh vực: cơ sở lưu trú, dịch vụ lữ hành và khu, điểm du lịch. |
Tại phiên chất vấn, Sở Kế hoạch và đầu tư cho biết thêm, Cần Thơ có 36 dự án thu hồi đất đạt 17% cao hơn so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, mức tăng trưởng vẫn còn chậm. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bộ, sở, ban ngành đã có chỉ đạo nhưng việc triển khai tại địa phương vẫn còn chậm trễ. Vấn đề thiếu nền tái định cư cho người dân đã ảnh hưởng đến công tác đền bù và giải tỏa mặt bằng.
Tình hình dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, giản cách xã hội nên công tác đo đạc, đền bù ngưng đọng trong thời gian dài. Địa phương chưa có sự phối hợp nhịp nhàng với các nhà đầu tư thiếu sự thống nhất về phương án và giá đất. T
Tuy giá đất đã được quy định trên văn bản nhưng giá đất phải được linh hoạt theo biến động thị trường. Các giải pháp được đề ra phải khẩn trương thực hiện các công trình còn sót lại. Địa phương chủ động tham mưu, tăng cường công tác thanh, kiểm tra các dự án phát hiện lỗi sai kịp thời chấn chỉnh, thúc đẩy tiến độ hoàn thành.
Đưa ra chương trình, kế hoạch bố trí nền tái định cư trong tương lai có 7 khu. Nắm bắt kịp thời giá đất thị trường để tiến hành thỏa thuận làm việc với nhà đầu tư.
Công trình Bệnh viện Ung Bướu đang được đưa vào xây dựng. |
Nguồn vốn giải ngân rất cấp bách
Một vấn đề được đặt ra và mang tính cấp bách trong thời gian tới là kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm vẫn còn thấp chỉ đạt 18,6%. TP có hai nguồn vốn cơ bản là vay ODA và vay ưu đãi từ Chính phủ.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nếu đến 30/9 nguồn vốn giải ngân dưới 60% theo dự tính thì sẽ cắt chương trình cho vay vốn tại TP. Vì vậy, con số hơn 1.000 tỷ đồng là mục tiêu sắp tới của TP. Để đáp ứng kịp thời tình hình hiện nay, Sở Kế hoạch và đầu tư gấp rút thực hiện chương trình gồm 3 dự án: Chống biến đổi khí hậu, xây dựng bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ và bờ kè sông Cần Thơ.
Các Đại biểu tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn. |
Cũng tại phiên họp, vấn đề hỗ trợ chính sách cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng được quan tâm. Đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình bày. Toàn TP có hơn 100 nghìn người thuộc diện được hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP với kinh phí gần 130 tỷ đồng cho 7 nhóm đối tượng khác nhau.
Tính đến nay đã hỗ trợ cho hơn 85 nghìn người chủ yếu là người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thông qua công tác kiểm tra, thông tin từ báo, đài và dư luận xã hội trên TP chưa xảy ra trường hợp sai phạm, chi trùng, chi nhiều chế độ hay bỏ sót đối tượng đảm bảo người dân được hưởng mức hỗ trợ cao nhất theo quy định.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hạn chế đối với nhóm đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động. Việc xác định thu nhập, người lao động có nơi thường trú và tạm trú ở 2 địa phương khác nhau không được hướng dẫn cụ thể nên cán bộ các cấp lúng túng dẫn đến mất thời gian nhiều trong việc rà soát, xác nhận và thẩm định.