Cần Thơ: Phố ông Chảnh “hồi sinh” Tết xưa

(PLVN) - Tại Cần Thơ, phố ông Chảnh ra đời vừa là nơi lưu giữ khoảnh khắc hiện tại cũng là nơi gợi nhớ những nét đẹp xưa, “níu chân” người trẻ trở về với Tết.

Giữ lại giá trị Tết cho thế hệ trẻ

Hình ảnh hoa mai với sắc vàng rực rỡ, loài hoa biểu trưng cho sự may mắn và giàu sang. Những bó nhang hồng thơm tượng trưng cho sự kết nối giữa con cháu với ông bà, tổ tiên, để gợi nhắc đến nguồn cội, gốc tích. Hình ảnh căn bếp chiều quê với mấy bó lá dừa khô, đôi ba nồi ơ và vài cái chén, cái dĩa còn vương mùi khói sẽ gợi nhớ cho chúng ta về hạnh phúc của một gia đình đúng nghĩa.

Hay mỗi khi tết đến xuân về thì các bà, các mẹ lại mua những chiếc chiếu mới trải lên giường để tiếp khách thi thoảng hực lên thơm thơm mùi chiếu mới, đó không chỉ là mùi của chiếu mà đó còn là hương vị của Tết. Tất cả những điều trên sẽ được tái hiện một cách chân thật nhất trong Phố ông Chảnh nằm trên con hẻm nhỏ trải mình bên bờ sông Cần Thơ mộng mơ.

Khắp khu phố là 1.500 cành mai được kết thành 7 cây mai lớn vàng rực và đang khoe sắc.

Khắp khu phố là 1.500 cành mai được kết thành 7 cây mai lớn vàng rực và đang khoe sắc.

Khu phố nhộn nhịp đang khoác lên mình chiếc áo rực rỡ sắc màu của mùa xuân, khai trương đi vào hoạt động từ ngày 24/12 do anh Nguyễn Minh Nhật làm “chủ xị”. Anh từng tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Tây Đô và là cử nhân ngành Luật của Trường Đại học Cần Thơ nhưng với đam mê nghệ thuật và khát vọng “chia lửa” đến với mọi người anh đã chọn nghề nhiếp ảnh đồng hành trong cuộc sống.

Những bó nhang hồng thơm tượng trưng cho lời nhắc về cội nguồn, gốc tích đến thế hệ trẻ hôm nay.

Những bó nhang hồng thơm tượng trưng cho lời nhắc về cội nguồn, gốc tích đến thế hệ trẻ hôm nay.

Anh Nhật đảm nhận nhiệm vụ lên ý tưởng thiết kế và trang trí, trong quá trình thi công khu phố dài hơn 30m, anh nhận được sự góp sức hết lòng từ gia đình và những cô, chú hàng xóm

. Anh tâm sự: “Ngay khi vừa lên ý tưởng anh chỉ nghĩ đơn giản là mình làm đẹp cho khu phố để mọi người ăn Tết thêm sum vầy nhưng với cuộc sống xô bồ và nhộn nhịp ngày nay người ta dần quên đi những giá trị hữu hình của Tết ngày xưa. Để gợi nhớ về một cái Tết có đầy đủ những nét đẹp truyền thống xưa trong cuộc hành trình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Phố ông Chảnh ra đời như một minh chứng cho hành trình đó.

Trong khu phố của anh sẽ không đầy đủ hết những vẻ đẹp đã có từ bao đời nay nhưng sẽ có rất nhiều cụm tiểu cảnh tái hiện lại những nét đặc trưng của Tết quê. Hy vọng qua đó sẽ giúp thêm nhiều bạn hiểu Tết là như thế nào mà yêu Tết nhiều hơn”. 

Phố ông Chảnh thu hút nhiều bạn trẻ đến để thỏa sức đam mê và tìm hiểu về Tết xưa.

Phố ông Chảnh thu hút nhiều bạn trẻ đến để thỏa sức đam mê và tìm hiểu về Tết xưa.

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thế hệ trẻ hôm nay không còn được trải nghiệm và khám phá những nét đẹp văn hóa xưa, Phố ông Chảnh ra đời vừa lưu giữ khoảnh khắc hiện tại cũng là nơi gợi nhớ những nét đẹp xưa.

Phố ông Chảnh vui xuân nhưng không quên chống dịch

Phố ông Chảnh đã tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích cho nhiều bạn trẻ đang theo đuổi bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh và yêu thích chụp ảnh. Bước đến khu phố, hình ảnh cổng chào được kết từ hơn 10.000 trái bắp hiện ra trước mắt gây ấn tượng cho người xem. Cổng chào được lấy ý tưởng từ câu nói “chắc ăn như bắp” và đó cũng là ước muốn của người miền Tây cho một năm mới đầy phấn khởi. Những trái bắp vàng ươm, hạt đều tăm tắp được sắp xếp ngay ngắn để tạo nên mái đình, bắp còn hiện hữu khắp các nhà tiểu cảnh để cầu chúc cho mọi người một năm mới vui tươi và đủ đầy.

Phố ông Chảnh là hiện thân cho sự hòa quyện giữa tâm thức và truyền thống, bộ môn nghệ thuật múa lân đã từ lâu không thể thiếu trong các hoạt động hiếu hỉ hay tại các lễ hội dân gian là biểu tượng cho một hoạt động văn hóa chưa bao giờ mai một. Ba mươi hai đầu lân tại khu phố đã tạo nên một không gian đầy màu sắc và mang đến sự may mắn, tài lộc “níu lòng” du khách phương xa.

Cổng trào được kết bằng 10.000 trái bắp tượng trưng cho ước muốn của người miền Tây “chắc ăn như bắp”.

Cổng trào được kết bằng 10.000 trái bắp tượng trưng cho ước muốn của người miền Tây “chắc ăn như bắp”.

Hàng ngày nơi đây thu hút khá nhiều bạn trẻ đến tham quan và chụp ảnh, trung bình 1 ngày Phố ông Chảnh tiếp nhận khoảng 50 lượt khách, riêng thứ 7 và chủ nhật con số sẽ dao động từ 100 đến 150 lượt. Với những khung cảnh ngoài trời tất cả phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên khu phố đông nhất vào buối sáng (8 giờ – 10giờ) và buổi chiều (15 giờ – 17giờ), vì đây là khoảng thời gian đẹp nhất để khách đến tham quan và chụp ảnh.

Du khách đến tham quan sẽ giữ khoảng cách an toàn và thực hiện đeo khẩu trang y tế để phòng, chống dịch Covid-19.
Du khách đến tham quan sẽ giữ khoảng cách an toàn và thực hiện đeo khẩu trang y tế để phòng, chống dịch Covid-19.             

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã có những ảnh hưởng to lớn đến hầu hết các ngành nghề kinh tế đặc biệt là ngành dịch vụ. Không nằm ngoài những khó khăn trên, để thích nghi với tình hình phức tạp hiện tại, Phố ông Chảnh do anh Nhật quản lý sẽ trở thành nơi vui xuân nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

“Khi làm khu phố này, anh cũng đã lường trước được nếu dịch quay trở lại thì anh sẽ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế như: đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn… quan trọng nhất là khu phố sẽ giới hạn khách tham quan để giữ khoảng cách an toàn cho người dân tránh tình trạng dịch bệnh lây lan và bùng phát trong cộng đồng” - anh cho biết.

Đọc thêm