Căng thẳng gia tăng ở Lebanon

Những người ủng hộ Hezbollah ngày 18-1 đã tập trung trên các đường phố ở thủ đô Beirut sau khi tòa án của Liên Hợp Quốc đưa ra cáo trạng về vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri. Cuộc tuần hành này khiến nhiều trường học đóng cửa.
Những người ủng hộ Hezbollah ngày 18-1 đã tập trung trên các đường phố ở thủ đô Beirut sau khi tòa án của Liên Hợp Quốc đưa ra cáo trạng về vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri. Cuộc tuần hành này khiến nhiều trường học đóng cửa.

Học sinh rời khỏi trường học vào sáng 18-1. Ảnh: Reuters
AP cho biết, ít nhất 4 nhóm người, khoảng 30 người/nhóm, mặc trang phục đen và mang theo radio cầm tay tụ tập tại Grand Serail, trụ sở của Chính phủ Lebanon, thuộc trung tâm Beirut. Trong khi đó, các nhân viên an ninh phong tỏa những tuyến đường dẫn vào tòa nhà này. Bản cáo trạng đã được niêm phong và nội dung có thể sẽ không được tiết lộ trong nhiều tuần. Tuy nhiên, tòa án đang kỳ vọng sẽ buộc tội các thành viên Hezbollah liên quan đến vụ ám sát ông Rafik Hariri và cáo buộc này vốn luôn bị nhóm Hồi giáo Shiite bác bỏ.

Cáo trạng của tòa án quốc tế tại Hague (Hà Lan) đã tạo nên khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Lebanon. Động thái nổi bật nhất là việc Hezbollah lật đổ Chính phủ Lebanon vào tuần trước sau khi một số Bộ trưởng rút khỏi nội các. Chiều 18-1, Bộ trưởng Giáo dục Hassan Mneimneh cho biết, tình hình ở thủ đô Beirut đã trở lại bình thường. Song, nhiều người lo sợ khủng hoảng sẽ dẫn đến các cuộc biểu tình trên đường phố, gây ra bạo động tại quốc gia Arab nhỏ bé có 4 triệu dân này, tương tự cuộc nội chiến năm 1975-1990 và chiến tranh sắc tộc giữa người Sunni và Shiite vào năm 2008.

THIÊN BÌNH

Đọc thêm