“Này nhé, nếu con có vào viện Nhi cấp cứu thì nhất nhất phải nghe lời bác sỹ, phải đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên. Anh nào có máu Trương Phi thì người nhà nên cấm tuyệt đối không cho bén bảng đến, nghe chưa!”.
Buổi tối ngồi vào bàn học, mới tập viết được mấy chữ, thằng bé đã uể oải: Bố ơi con bị đau đầu. Con chị trề môi: Đau đầu chứ không phải đau tay, em không chịu khó viết, chữ xấu lớn lên không làm siêu nhân được đâu. Cu cậu cũng chả vừa: Chữ xấu thì em viết bằng máy tính, đẹp hết.
Tưởng cu cậu chỉ nhõng nhẽo, nào ngờ sờ vào trán thấy nóng ran. Vội vàng cặp nhiệt độ, thằng cu đang sốt 40 độ C. Chân thấp, chân cao chạy ra hiệu thuốc đầu ngõ mua thuốc hạ sốt về cho uống rồi lấy khăn mặt ướt đắp lên trán, cu cậu nằm thiêm thiếp. Chắc nó bị lây cúm con chị mấy ngày trước thôi. 22 giờ đang nằm, người cu cậu gồng lên, chân giật. Nguy rồi. Cu cậu sốt cao quá lên cơn co giật. Cả nhà mặt mày tái mét vội vàng đưa đến Viện Nhi trung ương. Vừa bước xuống ta xi, anh bảo vệ bệnh viện loáng nhìn đã biết nói: Đưa cháu vào phòng cấp cứu ngay đi.
Buổi tối ngồi vào bàn học, mới tập viết được mấy chữ, thằng bé đã uể oải: Bố ơi con bị đau đầu. Con chị trề môi: Đau đầu chứ không phải đau tay, em không chịu khó viết, chữ xấu lớn lên không làm siêu nhân được đâu. Cu cậu cũng chả vừa: Chữ xấu thì em viết bằng máy tính, đẹp hết.
Tưởng cu cậu chỉ nhõng nhẽo, nào ngờ sờ vào trán thấy nóng ran. Vội vàng cặp nhiệt độ, thằng cu đang sốt 40 độ C. Chân thấp, chân cao chạy ra hiệu thuốc đầu ngõ mua thuốc hạ sốt về cho uống rồi lấy khăn mặt ướt đắp lên trán, cu cậu nằm thiêm thiếp. Chắc nó bị lây cúm con chị mấy ngày trước thôi. 22 giờ đang nằm, người cu cậu gồng lên, chân giật. Nguy rồi. Cu cậu sốt cao quá lên cơn co giật. Cả nhà mặt mày tái mét vội vàng đưa đến Viện Nhi trung ương. Vừa bước xuống ta xi, anh bảo vệ bệnh viện loáng nhìn đã biết nói: Đưa cháu vào phòng cấp cứu ngay đi.
|
Viện Nhi trung ương luôn quá tải |
Sao nửa đêm rồi mà phòng cấp cứu vẫn ngàn ngạt người thế này? Bế con vào phòng cấp cứu số 2, nơi "khám bệnh tự nguyện", người phụ nữ mặc đồ trắng đang ngồi bên máy tính mặt quay ra cửa ngước mắt lên hỏi: Cháu bị làm sao? Tôi lắp bắp: Thưa bác sỹ cháu bị sốt cao lên cơn co giật. Vẫn giọng nhẹ nhàng và bình thản: Cởi áo rét và tất chân con ra, cho nằm lên giường, anh ra ngoài kia mua sổ y bạ và phiếu khám bệnh đem vào đây. 3000 đồng cuốn sổ y bạ và 100.000 đồng cho một lượt khám, lật đật chạy vào đưa cho bác sỹ, gương mặt lạnh lùng, vị bác sỹ nói: Để mẹ cháu ở lại phòng còn anh đi ra ngoài, khi nào đến lượt khám tôi sẽ gọi. Rồi không rời bàn máy tính, vị bác sỹ gọi: Bệnh nhân số 204 vào đi. Tôi giật mình, con mình phiếu khám số 222 mà bây giờ mới tới người 204, biết đến khi nào mới tới lượt. Thằng bé nằm trên giưòng mà chân vẫn giật, nhưng đã đến viện thì trăm sự nhờ vào bác sỹ, bác sỹ bảo sao phải nhất nhất vâng lời, mình có biết gì về chuyên môn đâu, chỉ thấy xót con quay quắt. Rồi cũng đến lượt con mình được khám, hoá ra người ngồi bên máy tính "chỉ đạo" vừa rồi là cô điều dưỡng có cái tên Bùi Thị Minh Khanh, còn vị bác sỹ cầm ống nghe là Lê Thị Minh Hương. Vị bác sỹ đặt ống nghe vào ngực thằng bé chừng 30 giây rồi ra bàn viết vào sổ y bạ và nói với điều dưỡng: Cho đi xét nghiệm máu. Cô điều dưỡng nói: Anh ra ngoài đóng tiền xét nghiệm rồi đưa cháu đi lấy máu. Thêm 90.000 đồng nữa rồi lếch thếch bế con đến nơi lấy máu xét nghiệm. Ôm con chờ lấy kết quả xét nghiệm, thằng bé chốc chốc lại co người, thấy vậy một bác cũng đưa cháu đến khám bệnh ngồi bên nói: Anh phải để ý nếu nó giật mạnh quá thì kiếm cái gì cặp vào răng không nó cắn vào lưỡi thì khổ. Chuyện qua chuyện lại hoá ra lại gặp đồng hương, bác lớn tuổi vừa nói ở xã Liên Mạc, Mê Linh, Hà Nội theo con lên Sơn La, đứa cháu nội có tên Nguyễn Minh Anh mới 7 tháng tuổi sốt 3 ngày nằm bệnh viện huyện, bác sỹ lấy máu mấy lần xét nghiệm mà không "phách" được cháu sốt vì sao, thuốc điều trị là sáng một viên B1, chiều một viên B1, sốt cao quá thì tăng cường ¼ viên hạ sốt. Thấy tình hình không chuyển biến, mấy bà cháu bắt taxi về Hà Nội ngay trong đêm. Bác đồng hương quả là có kinh nghiệm chăm cháu và đưa đi viện: 4 năm trước tôi có đứa cháu ngoại bị ung thư máu, xin đi Hà Nội bác sỹ không cho đi bảo để ở đó điều trị cũng được, giúi cho 100.000 đồng mới được cấp giấy đi Hà Nội, đến nơi bác sỹ bảo bệnh này chúng tôi còn chịu huống chi tuyến dưới. 5 lần đi Hà Nội là 5 lần phải xin giấy và lần nào cũng phải 100.000 đồng đều như vắt chanh, vậy mà cháu vẫn không qua khỏi. Rồi bác nhẩm tính riêng tiền taxi đưa cháu xuống Hà Nội lần này đã hết hơn 2 triệu, nhưng sẽ yên tâm hơn là để cháu ở Sơn La, suy cho cùng con người mới là quan trọng chứ tiền bạc đâu có nghĩa gì. Ấy vậy mà vẫn còn chép miệng: Khám ở đây đắt quá, những 100 ngàn mà họ khám có vẻ hời hợt, chả biết sao nữa. Nghe vậy đôi vợ chồng ở Hạ Hoà, Phú Thọ cùng chung cảnh ngộ, đưa con gái 5 tuổi bị sốt vào bệnh viện huyện cũng chả biết nguyên nhân, lo quá bèn lôi nhau đi Hà Nội lên tiếng: Nguyên tắc số một phải thuộc là khi đưa con đến khám không được kêu đắt. Nghe họ than thở mà thấy mình còn may vì sống ở Thủ đô vèo cái là đến được viện. Mà vừa rồi thấy "ông" Bộ Y tế ra rả khen kiểu "ôi tôi phục tôi quá" về cái đề án 1816, đưa bác sỹ tuyến trên tăng cường cho tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thu được thành công mỹ mãn. Ấy vậy mà mấy ca sốt này đã "bó tay toàn tập" để người dân nhao đi Hà Nội ngay trong đêm. Chả trách Viện Nhi luôn quá tải, bác sỹ mệt phờ, người dân tốn kém. Chừng một tiếng sau có kết quả xét nghiệm, trở lại phòng khám đưa cho bác sỹ, vẫn gương mặt bình thản pha chút mệt mỏi, cô điều dưỡng nói: Anh ra ngoài, đến lượt tôi gọi, còn định hỏi một vài điều thì một người trong trang phục vệ sỹ của Cty TNHH dịch vụ Bảo vệ Minh Đức tay cầm mấy cuốn y bạ đưa vào phòng khám rồi nói: Mời người nhà bệnh nhân ra ngoài. Oa! Thật là cao kiến. Ai nghĩ ra chuyện thuê vệ sỹ bảo vệ cho bác sỹ quả thật là "đi trước một bước", chứ cái "kiểu" cấp cứu thế này mình là người quá đỗi dịu dàng mà còn "sốt" đùng đùng huống chi người khác. 2 giờ sáng đưa con về, bệnh nhân vẫn la liệt ngồi chờ khám. Sao bệnh viện treo biển "cấp cứu" mà cách chữa bệnh "kỳ" vậy nhỉ? Sao đông bệnh nhân khám vậy mà chỉ có phòng cấp cứu số 2 làm việc còn các phòng cấp cứu số 1, 3 ,4 đâu nhỉ? Mà thôi, sao với trăng gì, hãy ghi lòng, tạc dạ lời vàng ngọc của bác sỹ: Con sốt thì phải cho uống thuốc hạ sốt, nếu không đỡ thì quay lại viện khám lại.
Theo Phapluatxahoi.vn