Sau trận lũ lịch sử tháng 11/2009, xóm Trường (xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) tan hoang còn "sót" lại duy nhất một nhà. Nơi đây, có 2 mẹ con, đêm đêm thắp sáng ngọn đèn dầu nung ý chí học hành.
|
Góc học bài của Toàn |
Ngắn ngày, dài đêm
Nguyễn Thành Toán, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Lê Lợi (huyện Đồng Xuân) là con của chị Nguyễn Thị Hạnh (45 tuổi).
Cơn lũ kinh hoàng tháng 11 đi qua, những bụi tre bị lũ dữ “bứng” nguyên gốc “phơi” bộ nâu già nua đồ sộ nằm chỏng chơ trên bãi cát trắng.
Từ sau lũ đến nay, 2 mẹ con Toàn sống thui thủi trong ngôi nhà duy nhất còn “sót” lại. Ngôi nhà lô cấp 4, nếu tính cả chái bếp nữa, khoảng 30m2. Xung quanh nhà là những ngôi nhà lũ tàn phá trơ móng bên cạnh hàng trăm mảnh gạch vỡ vụn nằm ngổn ngang.
Đêm tối vắng lặng rợn người. Nhiều người ở xa đến thấy hai mẹ con chị Hạnh bám trụ nơi đây không khỏi ngạc nhiên, nói: “ Phụ nữ tay mềm chân yếu mà “cả gan” ở lại xóm Trường”.
Đêm, ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa bãi đất tan hoang bao quanh bốn phía, Toán chong đèn chăm chú học bài. Toán cho hay, học bài dưới ánh điện quen rồi nên lúc ngồi cạnh đèn dầu thấy lờ mờ, căng mí nhìn “rát” mắt mới thấy chữ.
Giải pháp để học được thuận lợi dưới ngọn đèn dầu là thay đổi cách viết cỡ chữ to hơn, tuy nhiên nhận dạng mặt chữ hơi chậm.
Để tiếp thu hết kiến một ngày học, Toán phải siêng năng kéo dài thời gian học bài trong đêm. Toán cho biết thêm, trước ngày đi thi có lúc học bài còn nửa trang giấy nửa là xong. Hết dầu lỡ cỡ, ngọn đèn lu xuống bằng hạt thóc, Toán vặn tiêm đèn dần dần lên, học thuộc xong nửa trang giấy đó thì tim đèn cụt ngủn.
Ngày 29 tháng Chạp, trong lúc đang lau cánh cửa nhà dính bùn đất bám chuẩn bị đón tết Nguyên đán Canh Dần, Toán nhận được tin báo thi đậu học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải khuyến khích môn hóa học.
“Má em khổ nhiều rồi em cố học giỏi sau này đền đáp công ơn cho má” - cậu chia sẻ.
Từ nhỏ đến lớn, Toán không biết mặt mũi ba mình là ai và cũng chưa một lần nghe má nhắc đến tên ba. Có lẽ, đây là một bí ẩn riêng tư gì đó trong cuộc đời phụ nữ không may bạc phận…
Tài sản lớn nhất là con nghé
Tài sản duy nhất của mẹ con chị Hạnh là nghé mới mua gầy giống sau lũ. Hằng ngày Toán đi học về, chiều tranh thủ mang giỏ cắt cỏ cho bò. Cánh đồng xóm Trường cát bồi lấp thành sa mạc nên phải lặn lội đi xa 3-4 cây số ngồi “nạo” sát bờ ruộng 2-3 tiếng đồng hồ, có khi tới đêm mới đủ giỏ cỏ mang về.
Tết này, 2 mẹ con chị Hạnh là người duy nhất đón tết ở xóm Trường. Chị kể, trước đây, nhà ở xóm Gò (thộn Triêm Đức), vách đất lũ lụt “ngâm nước” xiêu vẹo. Ngôi nhà đang ở là của mẹ chị trước đây sống chung với người anh ruột. Sau lũ, xóm Trường trong “diện” di dời, thấy ngôi nhà còn vững, chị dắt díu con trai ra đây ở ké. Tuy không phải hộ “gốc” ở xóm Trường, nhưng những ngày giáp Tết, chị cũng được bà con khắp nơi đến tặng quà từ cân nếp, bánh mứt… đủ dọn lên bàn thờ 3 ngày Tết.
Trong những đêm tối, hai mẹ con thủ thỉ vui chuyện. Biết được ý chí, nguỵện vọng của con chị Hạnh quả quyết: “Tôi ráng nuôi con bò, đó là “của để dành”, khi con trai vào cao đẳng, đại học tôi bán rồi “mang gói” theo con vào thành phố luôn”.
Thầy Nguyễn Phúc, hiệu trưởng Trường THPH Lê Lợi: Em Nguyễn Thành Toán là học sinh của trường, hiện tại học lớp 12A1 do thầy Phương chủ nhiệm lớp. Qua trao đổi thầy Phương được biết em Toán là con nhà nghèo học giỏi. |
Theo