|
Tán cây cao và rộng |
Đã nhiều năm qua, Bắc Giang nổi tiếng về cây đại dã hương. Nó chẳng những linh thiêng trong tâm linh người dân mà còn là một chứng nhân văn hoá chứa đựng những giá trị khiến các nhà khoa học quan tâm.
Cây dã hương bốn mùa tốt tươi, nhưng mùa xuân, lá xanh non mơn mởn, toả mùi thơm đặc trưng. Tám chín người chúng tôi nối sải tay mới ôm xuể. Cây dã hương cao vút, toả bóng xanh kín một khoảng trời. Những người dân quanh vùng thậm chí còn không biết cây dã hương ở thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang này có từ bao giờ.
Hỏi các cụ già, họ chỉ nói là đã hơn 6 trăm năm nay rồi. Ngọc phả của làng có ghi lại rằng: Cây dã được vua Cảnh Hưng sắc phong là “quốc chúa đó mộc dã đại vương” (cây lớn nhất nước). Bộ từ điển bách khoa Larousse của Pháp xếp cây dã hương này là cây lớn nhất thế giới.
Người dân của thôn Giữa vẫn quen gọi cây dã hương với cái tên thân mật là gốc dã. Cây tọa lạc ngay trên khoảng đất rộng sau đình Viễn Sơn cổ kính. Từ lâu, gốc cây là địa chỉ gắn bó với nhiều sinh hoạt văn hoá của các già làng, của thanh niên nam nữ, đám trẻ con và cũng là nơi nghỉ ngơi hóng mát của bà con sau mỗi buổi đi làm mệt nhọc.
Bất kể người con nào thôn Giữa cũng hết sức yêu quý, gắn bó tuổi thơ của mình bên gốc dã thân yêu. Gặp các cụ già, hỏi chuyện, ai cũng kể vanh vách rất nhiều giai thoại xung quanh cây dã hương hơn 6 trăm năm tuổi. Hay, người ta có thể đếm được thân cây đã hứng chịu bao nhiêu viên đạn, mảnh bom trong hai cụôc kháng chiến.
Trải qua thời gian và mưa nắng, vài lần cây bị gãy những cành lớn, nay vẫn còn lại dấu tích trên thân cây. Người dân đã lấy cành gẫy để sửa đình và bắc cầu ao. Nhưng bao đời nay, cây không đổ, chẳng lần nào xiêu gốc trước bão gió, hiên ngang đứng như một anh hùng. Ngay thôn Giữa, rất nhiều cây cao bị bão đánh ngã, nhưng cây dã thì đã tránh được mọi cơn giận dữ của trời cao.
Cây dã hương bốn mùa tốt tươi, nhưng mùa xuân, lá xanh non mơn mởn, toả mùi thơm đặc trưng. Tám chín người chúng tôi nối sải tay mới ôm xuể. Cây dã hương cao vút, toả bóng xanh kín một khoảng trời. Những người dân quanh vùng thậm chí còn không biết cây dã hương ở thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang này có từ bao giờ.
Hỏi các cụ già, họ chỉ nói là đã hơn 6 trăm năm nay rồi. Ngọc phả của làng có ghi lại rằng: Cây dã được vua Cảnh Hưng sắc phong là “quốc chúa đó mộc dã đại vương” (cây lớn nhất nước). Bộ từ điển bách khoa Larousse của Pháp xếp cây dã hương này là cây lớn nhất thế giới.
Người dân của thôn Giữa vẫn quen gọi cây dã hương với cái tên thân mật là gốc dã. Cây tọa lạc ngay trên khoảng đất rộng sau đình Viễn Sơn cổ kính. Từ lâu, gốc cây là địa chỉ gắn bó với nhiều sinh hoạt văn hoá của các già làng, của thanh niên nam nữ, đám trẻ con và cũng là nơi nghỉ ngơi hóng mát của bà con sau mỗi buổi đi làm mệt nhọc.
Bất kể người con nào thôn Giữa cũng hết sức yêu quý, gắn bó tuổi thơ của mình bên gốc dã thân yêu. Gặp các cụ già, hỏi chuyện, ai cũng kể vanh vách rất nhiều giai thoại xung quanh cây dã hương hơn 6 trăm năm tuổi. Hay, người ta có thể đếm được thân cây đã hứng chịu bao nhiêu viên đạn, mảnh bom trong hai cụôc kháng chiến.
Trải qua thời gian và mưa nắng, vài lần cây bị gãy những cành lớn, nay vẫn còn lại dấu tích trên thân cây. Người dân đã lấy cành gẫy để sửa đình và bắc cầu ao. Nhưng bao đời nay, cây không đổ, chẳng lần nào xiêu gốc trước bão gió, hiên ngang đứng như một anh hùng. Ngay thôn Giữa, rất nhiều cây cao bị bão đánh ngã, nhưng cây dã thì đã tránh được mọi cơn giận dữ của trời cao.
|
Hốc cây chứa được 8 người chui vào |
Vào năm 1983, đám trẻ con đốt lửa sưởi trong gốc cây ngay dưới gốc, ngọn lửa âm ỉ, bén vào giữa thân bị rỗng của cây dã, mấy ngày sau khói bốc lên nghi ngút, mùi tinh dầu cháy thơm toả khắp một vùng. Nửa đêm bà con gọi nhau múc nước ao dập lửa, rồi huy động dân lấy bùn đắp gốc cứu cây.
Sau vụ cháy, cây dã cằn cỗi lại thêm cằn cỗi, có nguy cơ bị mối tiêu diệt. Loài mối có nguồn gốc từ lớp đất bùn mà người dân đã đắp, ăn rỗng rễ, thân cây. Hiện nay, toàn bộ phần thân to đã rỗng hết, có thể chứa được 8 người chui vào. Độ đó, người dân lo lắng vì cây đại thụ bao đời gắn bó có nguy cơ bị chết. Năm 2000, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Đa dạng sinh học, ĐH Sư phạm Hà Nội đã tìm về nghiên cứu và bảo tồn cây dã.
Họ nghiên cứu các điều kiện sinh thái, môi trường, cung cấp chất dinh dưỡng và bảo tồn nguồn gen quý. Nguồn vốn để bảo vệ cây “dã đại vương” đã được UBND tỉnh Bắc Giang và huyện Lạng Giang thông qua. Họ xây dựng nơi đây thành một điểm du lịch gắn với cụm di tích lịch sử Xương Giang, căn cứ địa Yên Thế.
Các con đường dẫn đến di tích này cũng được bê tông hoá. Các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của cây khẳng định rằng đây là một trong số vài cây quý hiếm còn sót lại trên thế giới. Cây được xác định là cao 30 m, đường kính 2,60 m, chu vi là 11m, có chứa tinh dầu ở khắp các bộ phận, tất cả đều ngát mùi hương. Và trên thế giới, người ta chỉ tìm thấy một cây dã hương tương tự ở Ấn Độ.
Ngày nay, cây dã hương đã được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận, như bảo vệ một “đại vương”. Cây bốn mùa xanh tốt, vẫn hiên ngang như một chứng tích lịch sử. Ngày ngày, vẫn có một ông già làm nhiệm vụ trông nom, hướng dẫn, nói chuyện với du khách khi đến thăm quan. Ngồi nghe chuyện ông, hẳn là rất thú vị.
Sau vụ cháy, cây dã cằn cỗi lại thêm cằn cỗi, có nguy cơ bị mối tiêu diệt. Loài mối có nguồn gốc từ lớp đất bùn mà người dân đã đắp, ăn rỗng rễ, thân cây. Hiện nay, toàn bộ phần thân to đã rỗng hết, có thể chứa được 8 người chui vào. Độ đó, người dân lo lắng vì cây đại thụ bao đời gắn bó có nguy cơ bị chết. Năm 2000, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Đa dạng sinh học, ĐH Sư phạm Hà Nội đã tìm về nghiên cứu và bảo tồn cây dã.
Họ nghiên cứu các điều kiện sinh thái, môi trường, cung cấp chất dinh dưỡng và bảo tồn nguồn gen quý. Nguồn vốn để bảo vệ cây “dã đại vương” đã được UBND tỉnh Bắc Giang và huyện Lạng Giang thông qua. Họ xây dựng nơi đây thành một điểm du lịch gắn với cụm di tích lịch sử Xương Giang, căn cứ địa Yên Thế.
Các con đường dẫn đến di tích này cũng được bê tông hoá. Các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của cây khẳng định rằng đây là một trong số vài cây quý hiếm còn sót lại trên thế giới. Cây được xác định là cao 30 m, đường kính 2,60 m, chu vi là 11m, có chứa tinh dầu ở khắp các bộ phận, tất cả đều ngát mùi hương. Và trên thế giới, người ta chỉ tìm thấy một cây dã hương tương tự ở Ấn Độ.
Ngày nay, cây dã hương đã được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận, như bảo vệ một “đại vương”. Cây bốn mùa xanh tốt, vẫn hiên ngang như một chứng tích lịch sử. Ngày ngày, vẫn có một ông già làm nhiệm vụ trông nom, hướng dẫn, nói chuyện với du khách khi đến thăm quan. Ngồi nghe chuyện ông, hẳn là rất thú vị.
Nguyễn Văn Học