CEO IPPG Lê Hồng Thuỷ Tiên nhận giải Bông Hồng Vàng lần 3

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là lần thứ 3 CEO IPPG – Lê Hồng Thuỷ Tiên vinh dự nhận giải thưởng Bông Hồng Vàng. Như vậy, năm 2021 là năm bội thu giải thưởng của nữ doanh nhân tiêu biểu này.
CEO IPPG Lê Hồng Thuỷ Tiên nhận giải Bông Hồng Vàng lần thứ 3
CEO IPPG Lê Hồng Thuỷ Tiên nhận giải Bông Hồng Vàng lần thứ 3

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức lễ trao tặng danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp Bông Hồng Vàng” cho 60 nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu trong năm 2021.

Giải thưởng lần này ngoài các tiêu chí về chủ động, tự tin tìm giải pháp, thích ứng và vượt qua khó khăn, thử thách, phát triển kinh doanh bền vững, còn có các tiêu chí về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, năng động sáng tạo trong điều hành quản lý, thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, ….

Bà Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng giải thưởng cho CEO Lê Hồng Thủy Tiên

Bà Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng giải thưởng cho CEO Lê Hồng Thủy Tiên

Đây là lần thứ 3 CEO IPPG – Lê Hồng Thuỷ Tiên vinh dự nhận giải thưởng Bông Hồng Vàng. Như vậy, năm 2021 là năm bội thu giải thưởng của CEO Lê Hồng Thuỷ Tiên. Tháng 6/2021 bà nhận Huân chương công trạng, tước hiệp sĩ do Thủ tướng nước Cộng Hoà Ý trao tặng. Tháng 9/2021 nhận được giải doanh nhân châu Á tại Diễn đàn Tri thức Thế giới Seoul do Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á trao tặng. Tháng 10/2021 CEO IPPG lại nhận giải thưởng “Lãnh đạo Cam kết và Hành động thúc đẩy bình đẳng giới” của Liên Hiệp Quốc. Và bây giờ là giải thưởng Bông Hồng Vàng do VCCI trao tặng.

Trong phiên hội thảo tại buổi lễ, khi được hỏi việc chủ động đổi mới sáng tạo đã mang lại thành công cho IPPG như thế nào trong thời gian khó khăn bệnh dịch vừa qua. Doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên chia sẻ: Với doanh nghiệp, hoạt động đổi mới sáng tạo chính là quá trình nghiên cứu, phát triển, làm mới sản phẩm, thay đổi quy trình, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh, nhằm tạo ra nhiều lợi ích hơn, đóng góp cho xã hội những giá trị cao hơn, với IPPG đổi mới sáng tạo theo hướng bền vững.

“Trước dịch bệnh, IPPG chủ động chuyển đổi số, đầu tư hệ thống ERP. Khi IPPG vừa thực hiện xong thì đại dịch bùng phát, và chỉ cần chỉnh sửa một chút chúng tôi đã có một công cụ vô cùng tuyệt vời để nhân viên có thể làm việc từ xa một cách rất hiệu quả nhanh chóng chính xác.

Bên cạnh đó, để duy trì trong mùa dịch chúng tôi áp dụng các giải pháp, chiến lược để duy trì hoạt động kinh doanh như: tối ưu hóa chi phí hoạt động, phát triển các mô hình bán lẻ mới áp dụng triệt để digital flatform để chăm sóc khách hàng, trong, trước, sau dịch, quảng cáo bán hàng, đàm phán kêu gọi sự hỗ trợ của nhà cung cấp, tăng cường đầu tư, ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, và triển khai nhiều chương trình kích cầu online. Đặc biệt là các chương trình khuyến mại giảm giá phối hợp với Sở Công thương, Sở Du lịch TPHCM… Nhờ đó, doanh số hàng hiệu tăng cao so với cùng kỳ các năm trước” – CEO Lê Hồng Thủy Tiên cho biết.

Chia sẻ về việc làm sao để bình đẳng giới trở thành thông điệp chung của tất cả Doanh nghiệp Việt Nam, nữ doanh nhân cho biết: Nắm bắt sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập trong hoạt động kinh doanh là một phần không thể thiếu trong văn hóa của IPPG trong hơn 35 năm kinh doanh và phát triển tại Việt Nam. Được sự đồng ý của hội đồng thành viên, IPPG đã ban hành Bộ nguyên tắc bình đẳng trong doanh nghiệp tại IPPG để tăng cường việc thực hiện bình đẳng giới trong các doanh nghiệp, theo tôi, công tác tuyên truyền những lợi ích cụ thể khi các doanh nghiệp áp dụng việc thực hiện bình đẳng giới là rất quan trọng. Tôi xin chia sẻ 1 số lợi ích bình đẳng giới như sau:

CEO Lê Hồng Thủy Tiên chia sẻ tại phiên thảo luận

CEO Lê Hồng Thủy Tiên chia sẻ tại phiên thảo luận

Thứ nhất, có một đội ngũ nhân tài rộng lớn trong công ty. Nếu giới hạn việc tuyển dụng phụ nữ tham gia vào công ty, chắc chắn bạn đang bỏ lỡ tài năng và khả năng của một nửa dân số.

Thứ hai, được nhiều lợi ích từ các quan điểm khác nhau: Nhiều quan điểm có thể khơi dậy sự sáng tạo và đổi mới, giúp doanh nghiệp phát hiện, khắc phục các yếu kém hoặc nắm bắt các cơ hội mới.

Thứ ba, cải thiện môi trường làm việc và giữ chân nhân viên: đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc sẽ thúc đẩy tinh thần, sự sáng tạo thăng hoa, tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên thấp hơn, tiết kiệm cho doanh nghiệp thời gian và ngân sách tuyển dụng.

Thứ tư, định vị thương hiệu doanh nghiệp: Doanh nghiệp có chiến lược tuyển dụng toàn diện sẽ xác định giá trị, tạo sự khác biệt trong thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành, nâng cao danh tiếng doanh nghiệp trên thị trường tuyển dụng.

Thứ năm, phản ánh tốt hơn về khách hàng: Khách hàng đến từ mọi tầng lớp xã hội, doanh nghiệp càng đa dạng về giới tính cấp cao quản lý, thì càng giao tiếp hiệu quả với khách hàng, nắm bắt xu hướng và các yêu cầu của người tiêu dùng, gia tăng doanh số và lợi nhuận công ty.

Thứ sáu, giúp gia tăng lợi nhuận cho công ty: Theo thống kê của McKinsey, có phụ nữ trong hội đồng quản trị của công ty sẽ thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc các doanh nghiệp đa dạng giới luôn có mức lợi nhuận trên mức trung bình hơn 21%.

“Ngoài các lợi ích trên, điều quan trọng là lãnh đạo cấp cao phải xem việc đầu tư thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc chính là đầu tư xây dựng nội lực cho doanh nghiệp. Đây là khoản đầu tư mang lại giá trị bền vững” – CEO Lê Hồng Thủy Tiên chia sẻ.

Bằng những cống hiến không ngừng mang đến những giá trị lớn cho doanh nghiệp, đóng góp cho xã hội, doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên tiếp tục là “Bông Hồng Vàng” lan toả sứ mệnh đặc biệt của mình.

Bằng những cống hiến không ngừng mang đến những giá trị lớn cho doanh nghiệp, đóng góp cho xã hội, doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên tiếp tục là “Bông Hồng Vàng” lan toả sứ mệnh đặc biệt của mình.

Đọc thêm