Chấm dứt tình trạng lỗ “ảo”

Thông tin trên đã được Phó cục trưởng Cục thuế Lâm Đồng Phan Thị Vịnh cho biết vào ngày 17/12. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp (DN) vốn FDI cũng đã kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), ước cả năm 2010 là gần 8 tỷ đồng.
Thông tin trên đã được Phó cục trưởng Cục thuế Lâm Đồng Phan Thị Vịnh cho biết vào ngày 17/12. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp (DN) vốn FDI cũng đã kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), ước cả năm 2010 là gần 8 tỷ đồng.“BẮT MẠCH” DN CHUYỂN GIÁ, TRỐN THUẾ Bà Phan Thị Vịnh, Phó cục trưởng Cục thuế tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Các DN vốn FDI, nhất là DN thuộc lĩnh vực ngành chè, từ ngày đầu tư vào địa phương chưa có đơn vị nào báo cáo có lãi. Nhiều dự án hoạt động đã hơn 10 năm, nhưng chưa có DN nào nộp thuế TNDN cho ngân sách nhà nước… Nếu không xử lý được lỗ lũy kế thì những DN này tiếp tục hưởng ưu đãi cho đến hết cả đời dự án, mà không đóng góp một đồng nào cho ngân sách”.
Công ty TNHH HaYhi có 100% vốn đầu tư Đài Loan chuyên sản xuất chè Olong.
Từ thực trạng đó, đầu năm 2010, Cục thuế tỉnh đã quyết định thành lập tổ khảo sát về chè xuất khẩu. Tổ khảo sát có nhiệm vụ khảo sát tất cả các hồ sơ khai thuế, đồng thời sử dụng mọi biện pháp nghiệp vụ để thu thập thông tin liên quan… Sau đó tiến hành sàng lọc, nghiên cứu từng hồ sơ, hợp đồng xuất khẩu, báo cáo kế toán của từng DN vốn FDI để so sánh với các DN trong nước có cùng lĩnh vực kinh doanh, nhằm làm sáng tỏ nghi vấn DN vốn FDI đang lách luật, thực hiện việc chuyển giá để trốn thuế TNDN; bởi các DN trong nước không được ưu đãi mà vẫn kinh doanh có lãi, trong khi DN vốn FDI không chỉ được miễn thuế TNDN, mà còn được miễn thuế đất từ 14 - 15 năm nhưng lại liên tục báo lỗ (?). Kết quả qua công tác kiểm tra, cán bộ thuế đã phát hiện giá bán xuất khẩu của doanh nghiệp vốn FDI luôn thấp hơn rất nhiều so với giá thành sản xuất (tính trên 1kg trà thành phẩm). Một cán bộ thanh tra của ngành thuế tỉnh cho biết, sau khi chế biến ra sản phẩm trà thành phẩm, các doanh nghiệp đóng gói xuất sang Đài Loan với giá chỉ từ 2,8-4USD/kg, trong khi chi phí cho 1kg trà thành phẩm phải tốn từ 8-9USD/kg. Nhưng khi về đến công ty mẹ, sản phẩm trà được phân nhỏ rồi mới gắn nhãn mác và bán với giá bao nhiêu thì không rõ. Vấn đề là nằm ở đây, qua tập trung kiểm tra, đấu tranh, đối thoại… các doanh nghiệp đã thừa nhận giá xuất khẩu thực tế đến nay bình quân từ 5,5 đến 11,6USD/kg (tăng gấp 2-3 lần so với báo cáo trước đây của các doanh nghiệp). Với kết quả này, ngành thuế tỉnh đã xác định được từ năm 2005 các doanh nghiệp đã kinh doanh có lãi, và năm 2010 là thời điểm hết hạn miễn thuế TNDN, các doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế TNDN (được khấu trừ 50% thuế TNDN theo chính sách ưu đãi cho 4 năm tiếp theo). Điều này cũng đã được các doanh nghiệp vốn FDI thuộc lĩnh vực kinh doanh trong ngành trà trên địa bàn tỉnh chấp nhận và đồng tình thực hiện. BỖNG DƯNG HẾT LỖ
Cục thuế tỉnh cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 114 DN vốn FDI đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có 17 DN trong lĩnh vực chuyên sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu chè Olong đầu tư vào địa bàn TP Đà Lạt, Bảo Lộc, Bảo Lâm và Di Linh.     
Theo Cục thuế tỉnh, thông qua kiểm tra, hướng dẫn 17 doanh nghiệp vốn FDI trong lĩnh vực ngành chè đã xử lý hết số lỗ lũy kế trong hạn chuyển lỗ đến hết ngày 31/12/2009 là trên 316,5 tỷ đồng. Trong đó, công ty TNHH HaiYih xử lý lỗ lũy kế với số tiền là 63,6 tỷ đồng; Công ty TNHH trà Kinh Lộ 56,8 tỷ; TFP Việt Nam 47,9 tỷ; King Wan Chen 32,8 tỷ đồng… Đồng thời, những doanh nghiệp này cũng đã kê khai và nộp thuế TNDN với số tiền gần 8 tỷ đồng (đã giảm 50% theo chế độ ưu đãi thuế TNDN), trong đó công ty HaiYih đóng thuế TNDN với số tiền là 541 triệu đồng; công ty King Lộ 421 triệu đồng, TFP Việt Nam là 329 triệu đồng… Như vậy, lần đầu tiên trong gần 10 năm qua mới có doanh nghiệp vốn FDI sản xuất kinh doanh chè nộp thuế TNDN cho ngân sách nhà nước (NSNN).      Bà Phan Thị Vịnh, bộc bạch: “Dù số thu vẫn còn nhỏ (gần 8 tỷ đồng), nhưng đây là sự thành công lớn vì không chỉ chấm dứt tình trạng lỗ kéo dài của các doanh nghiệp vốn FDI, mà còn có thu thuế nộp vào NSNN. Quan trọng hơn, ngành thuế đã nhận diện được hình thức lách luật, lách thuế của các doanh nghiệp thuộc loại hình kinh tế vốn FDI, để từ đó có biện pháp quản lý thuế hoàn thiện và hiệu quả hơn”. Cũng theo bà Vịnh, từ cách làm chưa có tiền lệ trên, bắt đầu từ năm 2011, ngành thuế tỉnh sẽ triển khai đối với toàn bộ các DN vốn FDI sản xuất kinh doanh chè cũng như các DN vốn FDI đầu tư trên địa bàn; chấm dứt tình trạng lỗ kéo dài như trước đây đối với các doanh nghiệp này. Thành công trong việc phát hiện tình trạng lỗ “ảo” của các DN vốn FDI trên địa bàn của ngành thuế đã tạo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN theo qui định của pháp luật. Đồng thời còn góp phần vào việc cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.
Thụy Trang

Đọc thêm