Tỉnh Quảng Ninh hiện có 2.643 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có 975 trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, 1.522 trẻ khuyết tật, tàn tật, 21 trẻ nhiễm chất độc da cam, 87 trẻ nhiễm HIV và hơn 15 nghìn trẻ em sống trong các gia đình nghèo. Trong những năm qua, công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Quảng Ninh ngày càng được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh.
Chúng tôi đến Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh đúng vào lúc các cháu trong Trung tâm đang náo nức chuẩn bị các hoạt động để đón Tết Trung thu 2010. Trưởng Phòng tổ chức - hành chính Lê Thị Huệ cho biết: "Hiện nay Trung tâm đang chăm sóc và nuôi dạy 100 cháu, trong đó có 51 trẻ mồ côi không nơi nương tựa, 37 trẻ câm điếc, ba trẻ nhiễm HIV, hai trẻ tàn tật và bảy trẻ bị bỏ rơi, bị buôn bán qua biên giới.
Tất cả cán bộ, công nhân viên ở trung tâm luôn lấy việc chăm sóc, giáo dục các cháu là niềm vui, niềm hạnh phúc và luôn dành cho các cháu sự yêu thương. Hiện, trung tâm cũng đang tích cực phối hợp các đơn vị, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn để tổ chức cho các cháu được vui đón Tết Trung thu trong không khí vui vẻ, phấn khởi và đoàn kết". Ðể giáo dục các cháu theo hướng toàn diện, trung tâm tập trung vào việc giáo dục văn hóa, đạo đức, nhân cách; rèn cho các cháu có ý thức tự giác trong học tập, lao động. Ðối với các cháu đi học ở trường phổ thông, trung tâm thường xuyên theo dõi sát sao, nắm bắt tình hình học tập của các cháu qua giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt chú ý đến số cháu cá biệt, học yếu, số cháu mới chuyển đến để có biện pháp giáo dục kịp thời. Riêng với các cháu câm điếc, trung tâm bố trí giáo viên chuyên biệt dạy học ngày hai buổi. Ðồng thời để tạo điều kiện cho các cháu có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, bắt đầu từ năm 2009, trung tâm đã tổ chức dạy nghề may dân dụng cho các cháu. Ðến nay, trung tâm đã tổ chức được hai lớp may dân dụng cho 37 cháu khiếm thính tham gia học và bước đầu các cháu đã làm quen với công việc mới này và tự may được các vật dụng đơn giản. Ðầu năm 2010, trung tâm vừa đưa vào sử dụng trung tâm dạy nghề và phục hồi chức năng, đây sẽ là cơ hội, là động lực để các cháu trong trung tâm nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
|
Chuẩn bị cho Tết Trung thu ở trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh |
Tất cả cán bộ, công nhân viên ở trung tâm luôn lấy việc chăm sóc, giáo dục các cháu là niềm vui, niềm hạnh phúc và luôn dành cho các cháu sự yêu thương. Hiện, trung tâm cũng đang tích cực phối hợp các đơn vị, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn để tổ chức cho các cháu được vui đón Tết Trung thu trong không khí vui vẻ, phấn khởi và đoàn kết". Ðể giáo dục các cháu theo hướng toàn diện, trung tâm tập trung vào việc giáo dục văn hóa, đạo đức, nhân cách; rèn cho các cháu có ý thức tự giác trong học tập, lao động. Ðối với các cháu đi học ở trường phổ thông, trung tâm thường xuyên theo dõi sát sao, nắm bắt tình hình học tập của các cháu qua giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt chú ý đến số cháu cá biệt, học yếu, số cháu mới chuyển đến để có biện pháp giáo dục kịp thời. Riêng với các cháu câm điếc, trung tâm bố trí giáo viên chuyên biệt dạy học ngày hai buổi. Ðồng thời để tạo điều kiện cho các cháu có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, bắt đầu từ năm 2009, trung tâm đã tổ chức dạy nghề may dân dụng cho các cháu. Ðến nay, trung tâm đã tổ chức được hai lớp may dân dụng cho 37 cháu khiếm thính tham gia học và bước đầu các cháu đã làm quen với công việc mới này và tự may được các vật dụng đơn giản. Ðầu năm 2010, trung tâm vừa đưa vào sử dụng trung tâm dạy nghề và phục hồi chức năng, đây sẽ là cơ hội, là động lực để các cháu trong trung tâm nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Thực hiện Chỉ thị số 55-CT/T.Ư của Bộ Chính trị, các cấp chính quyền, nhiều tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhằm chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi để các em có điều kiện đến trường cũng như hòa nhập cộng đồng trong hiện tại và tương lai.
Hàng loạt các chương trình hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ có hoàn cảnh khó khăn như: Tặng xe lăn, xe đạp; tặng học bổng; hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim; phòng, chống suy dinh dưỡng... cùng các chương trình hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Ninh đã giúp cho hàng nghìn trẻ em nghèo có thêm niềm tin và động lực để phấn đấu vươn lên.
Ðến nay, Quỹ đã tiếp cận trẻ em ở vùng sâu, vùng xa và đưa nhiều hoạt động về vùng nông thôn không chỉ bằng hỗ trợ trực tiếp (tặng quà, trợ cấp, khám chữa bệnh lưu động), mà còn tiến hành những hoạt động có tác động lâu dài về nhận thức, như tư vấn sức khỏe, xây dựng lớp học trên biển... trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, con thương binh, liệt sĩ và trẻ khuyết tật, tặng xe đạp cho trẻ em nghèo đi học xa nhà, đỡ đầu cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Với những việc làm thiết thực này, hàng nghìn em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt đã có thêm niềm tin và sức mạnh để vượt qua những khó khăn của cuộc sống để vươn lên. Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh Ðặng Thị Thanh Thủy cho biết: "Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Quảng Ninh có chủ trương dành khoảng 50% ngân sách chi cho các mục tiêu ưu tiên vì trẻ em theo tinh thần nghị quyết của HÐND tỉnh và bình quân mỗi năm kinh phí chi cho mục tiêu này từ bốn đến sáu tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách là bốn tỷ đồng và nguồn xã hội hóa là hai tỷ đồng.
Hàng loạt các chương trình hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ có hoàn cảnh khó khăn như: Tặng xe lăn, xe đạp; tặng học bổng; hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim; phòng, chống suy dinh dưỡng... cùng các chương trình hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Ninh đã giúp cho hàng nghìn trẻ em nghèo có thêm niềm tin và động lực để phấn đấu vươn lên.
Ðến nay, Quỹ đã tiếp cận trẻ em ở vùng sâu, vùng xa và đưa nhiều hoạt động về vùng nông thôn không chỉ bằng hỗ trợ trực tiếp (tặng quà, trợ cấp, khám chữa bệnh lưu động), mà còn tiến hành những hoạt động có tác động lâu dài về nhận thức, như tư vấn sức khỏe, xây dựng lớp học trên biển... trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, con thương binh, liệt sĩ và trẻ khuyết tật, tặng xe đạp cho trẻ em nghèo đi học xa nhà, đỡ đầu cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Với những việc làm thiết thực này, hàng nghìn em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt đã có thêm niềm tin và sức mạnh để vượt qua những khó khăn của cuộc sống để vươn lên. Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh Ðặng Thị Thanh Thủy cho biết: "Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Quảng Ninh có chủ trương dành khoảng 50% ngân sách chi cho các mục tiêu ưu tiên vì trẻ em theo tinh thần nghị quyết của HÐND tỉnh và bình quân mỗi năm kinh phí chi cho mục tiêu này từ bốn đến sáu tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách là bốn tỷ đồng và nguồn xã hội hóa là hai tỷ đồng.
Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh Quảng Ninh vẫn có hơn 20 nghìn trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt đang còn phải sống trong hoàn cảnh rất khó khăn. Trong đó có nhiều trẻ em bị nhiễm HIV hằng ngày đang phải đấu tranh với bệnh tật, trong khi điều kiện sống của các em rất thiếu thốn, sự phân biệt, kỳ thị của cộng đồng vẫn lớn. Nhiều em bị bệnh tim bẩm sinh, nhưng gia đình quá nghèo không có kinh phí phẫu thuật phải xếp hàng chờ phẫu thuật nhân đạo. Số trẻ em nghèo phải bỏ học hoặc không được học lên cao vẫn chưa giảm. Hầu hết trẻ em nghèo ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo đang sống trong hoàn cảnh vật chất thiếu thốn, không có điều kiện vui chơi, giải trí. Thực tế cho thấy, khoảng cách giữa trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ thành thị, trẻ con nhà khá giả ngày càng lớn. Ðây không chỉ là những khó khăn đặt ra đối với tỉnh Quảng Ninh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em mà còn đòi hỏi trách nhiệm lớn lao và sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn xã hội.
Nguồn: Báo Nhân dân
Nguồn: Báo Nhân dân