Châu Âu điều tra nghi án thao túng giá dầu

Ủy ban châu Âu (EC) mới tiến hành kiểm tra văn phòng của một 3 công ty dầu mỏ lớn nhất châu Âu để điều tra về nghi vấn thao túng giá trong thị trường dầu thô có doanh thu toàn cầu lên đến 3,4 nghìn tỉ USD này.

Ủy ban châu Âu (EC) mới tiến hành kiểm tra văn phòng của một 3 công ty dầu mỏ lớn nhất châu Âu để điều tra về nghi vấn thao túng giá trong thị trường dầu thô có doanh thu toàn cầu lên đến 3,4 nghìn tỉ USD này.

EC cho biết các nhân viên của cơ quan này đã tiến hành “các hoạt động thanh tra không thông báo trước” đối với một số công ty dầu mỏ tại Anh, Hà Lan và Na Uy để điều tra về các cáo buộc các công ty này đã “thông đồng để báo cáo về các mức giá đã bị bóp méo tới cơ quan báo cáo giá, từ đó thao túng giá bán đối với một số sản phẩm dầu khí và nhiên liệu sinh học”. EC cho biết, nghi vấn thông đồng làm giá có thể đã diễn ra từ năm 2002.

BP là một trong số các công ty bị thanh tra. Ảnh: Internet

EC không công bố tên của các công ty bị thanh tra nhưng các tập đoàn dầu khí BP, Shell cho biết văn phòng của các công ty này tại London đều đã bị các nhà quản lý châu Âu khám xét. Statoil – công ty có 67% vốn thuộc sở hữu của chính phủ Na Uy - cũng đã bị EC ghé thăm. Các nhân viên của EC cũng đã tiến hành hoạt động thanh tra đối với văn phòng của Platts, thuộc công ty McGraw-Hill, chuyên cung cấp dữ liệu nhằm phục vụ cho quá trình định giá dầu mỏ.

Platts công bố các mức giá tiêu chuẩn thường được sử dụng để xác định mức giá mà các nhà máy lọc dầu phải trả cho sản phẩm dầu thô và các nhà phân phối trả cho dầu diesel và xăng. Trong những năm gần đây, Platts đã thiết lập một cửa sổ điện tử mà một lượng lớn các giao dịch dầu mỏ đều được thực hiện thông qua cửa sổ này. Vào cuối mỗi ngày, Platts xác định các mức giá tiêu chuẩn dựa trên các giao dịch thông qua hệ thống nà thay vì chỉ dựa vào việc bỏ phiếu của các công ty.

EC cho biết, các công ty dầu mỏ lớn có thể đã thông đồng với nhau nhằm đưa ra các mức giá sai lệch. Cơ quan này cảnh báo, chỉ cần một sai lệch nhỏ trong quá trình định giá cũng có thể đưa đến những tác động lớn tới giá dầu thô, các sản phẩm dầu mỏ tinh chế, việc mua bán các sản phẩm nhiên liệu sinh học và có thể ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng cuối cùng.

Các nhà quản lý ở châu Âu và Mỹ từ lâu đã lo ngại về hệ thống thiết lập giá dầu và khí đốt. Những lo ngại này đã lên cao vào năm 2008 khi giá dầu lên đến mức kỷ lục rồi nhanh chóng bị hạ thấp xuống. Ở thời điểm đó, các nhà làm luật Mỹ và một số nơi trên thế giới đều đã nghi ngờ về việc giá cả của ngành công nghiệp dầu mỏ đã bị thao túng.

Tuy nhiên, 4 tháng trước, Cơ quan bình đẳng thương mại Anh (OFT) đã loại trừ khả năng tiến hành một cuộc điều tra về việc thao túng giá xăng dầu sau khi thông báo họ phát hiện rất ít bằng chứng cho thấy giá xăng tăng lên một cách nhanh chóng khi giá bán buôn tăng lên nhưng lại giảm chậm khi giá bán buôn giảm.

Lord Oakeshott – cựu phát ngôn viên của về tài chính của đảng Dân chủ tự do - cho hay, cáo buộc gian lận giá dầu cũng nghiêm trọng tương tự như việc thao túng lãi suất Libor, vốn đã khiến hàng loạt các ngân hàng phải nộp phạt hàng trăm triệu bảng Anh.

Minh Ngọc (Theo báo nước ngoài)

Đọc thêm