Một nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra rằng, trong cuộc đua marathon, việc trọng lượng của một người giảm được nhiều hay ít tùy thuộc vào thời gian người đó chạy về đích nhanh hay chậm.
|
Nghiên cứu này được thực hiện vào năm ngoái với 643 tình nguyện viên. Họ phải hoàn thành chặng marathon dài 42km ở thị trấn Mont Saint Michel, Pháp.
Những người tham gia được cân trọng lượng ngay trước và sau chặng đua. Tuổi tác hay giới tính đều không ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm này.
Trong suốt chặng đua marathon, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người giảm được trọng lượng nhiều nhất, khoảng 3% tổng trọng lượng cơ thể, là những người chỉ mất chưa đầy ba giờ đồng hồ để chạy về đích.
Còn nhóm về đích tiếp theo trong vòng từ 3 đến 4 giờ đồng hồ giảm được 2,5% tổng trọng lượng. Con số này giảm xuống còn 2% khi số giờ chạy lên đến bốn tiếng hoặc hơn. Trong khi đó, những người về đích muộn nhất thì lại có chiều hướng tăng cân, do cứ 20 phút họ lại uống nước hoặc các thức uống bổ sung năng lượng.
Để giúp những người tham gia chạy được dẻo dai và giảm được nhiều trọng lượng hơn, kỹ sư sinh học Benjamin Rapoport của trường Y Harvard đã tìm ra một biện pháp giúp họ không phải nghỉ chạy giữa chừng do mất sức.
Đó là một dạng công thức tính toán cho phép họ có thể tính được tốc độ chạy lí tưởng và giữ được sức bền trong suốt chặng đua. Cách thức này thường được đo bằng với các thiết bị chuyên dụng, hoặc cũng có thể được ước lượng thông qua nhịp tim khi chạy với một tốc độ ổn định.
Những người tham gia được cân trọng lượng ngay trước và sau chặng đua. Tuổi tác hay giới tính đều không ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm này.
Trong suốt chặng đua marathon, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người giảm được trọng lượng nhiều nhất, khoảng 3% tổng trọng lượng cơ thể, là những người chỉ mất chưa đầy ba giờ đồng hồ để chạy về đích.
Còn nhóm về đích tiếp theo trong vòng từ 3 đến 4 giờ đồng hồ giảm được 2,5% tổng trọng lượng. Con số này giảm xuống còn 2% khi số giờ chạy lên đến bốn tiếng hoặc hơn. Trong khi đó, những người về đích muộn nhất thì lại có chiều hướng tăng cân, do cứ 20 phút họ lại uống nước hoặc các thức uống bổ sung năng lượng.
Để giúp những người tham gia chạy được dẻo dai và giảm được nhiều trọng lượng hơn, kỹ sư sinh học Benjamin Rapoport của trường Y Harvard đã tìm ra một biện pháp giúp họ không phải nghỉ chạy giữa chừng do mất sức.
Đó là một dạng công thức tính toán cho phép họ có thể tính được tốc độ chạy lí tưởng và giữ được sức bền trong suốt chặng đua. Cách thức này thường được đo bằng với các thiết bị chuyên dụng, hoặc cũng có thể được ước lượng thông qua nhịp tim khi chạy với một tốc độ ổn định.
Theo Phan Thiện
Vietnam+