Tôi 20 và sân chơi về giáo dục, văn hóa truyền thống
Theo cuộc khảo sát của nhóm học sinh, sinh viên National Cheo Ographics với đối tượng là học sinh, sinh viên, 89% cho rằng giáo dục văn hóa nghệ thuật dân gian, sân khấu dân gian tại Việt Nam chưa phát triển; 11% muốn tìm hiểu, học thêm về chèo dân gian nhưng không biết tìm hiểu ở đâu...
Trước thực trạng đó, National Cheo Ographics đã triển khai dự án “Chèo 48h” dành tặng những bạn trẻ yêu chèo, yêu nghệ thuật và cả các bạn... không biết gì về chèo, nhằm cung cấp thông tin về chèo, tạo cơ hội khám phá và trải nghiệm chèo, từ đó có các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị loại hình sân khấu dân gian này.
“Chèo 48h” được nhóm học sinh, sinh viên National Cheo Ographics phát triển từ ý tưởng giành giải nhất cuộc thi “Ý tưởng Tôi 20” do Tôi 20 - The twenties tổ chức năm 2014. Dự án được sự bảo trợ của “Tôi 20” (Tổ chức phi lợi nhuận của các sinh viên) cùng với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn, Phát huy âm nhạc dân tộc và Trung tâm Nghiên cứu phát triển bền vững.
Đinh Thảo, đồng sáng lập dự án “Chèo 48h”, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến và quảng bá các hoạt động về Di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam chia sẻ: “Năm 2013, khi đó là sinh viên của học viên Âm nhạc Quốc gia, chúng tôi khám phá ra rằng người trẻ thiếu những sân chơi và môi trường để tìm hiểu nghệ thuật truyền thống. Nghệ thuật truyền thống như Chèo Tuồng khi đó chỉ được diễn xướng tại nhà hát và chiếu trên tivi, người trẻ hầu như không có thông tin gì về các bộ môn này, chứ chưa nói tới việc yêu thích.”
Thảo và những bạn trẻ có chung niềm đam mê, tình yêu với bộ môn nghệ thuật truyền thống. Đinh Thị Thảo chia sẻ: “Chúng mình kết nối với nhau qua cuộc thi “Ý tưởng tôi 20”, rồi cùng chung niềm đam mê, cùng nhau đi tìm sân chơi cho riêng mình. Ban đầu chỉ là ý tưởng về sân chơi văn hóa truyền thống cho các bạn trẻ, sau đó mới phát triển để tạo thành một sân chơi về giáo dục văn hóa truyền thống. Và chúng mình bắt đầu mời các nghệ sĩ, những người có chuyên môn đến để chỉ dạy, những thành viên trong nhóm cũng được mở rộng tới những bạn trẻ quan tâm”.
Dự án “chèo 48h” được chia làm 2 mảng: Chèo khám phá và chèo trải nghiệm. Sau khi tìm hiểu nguồn gốc, đặc trưng, kỹ thuật cơ bản của chèo dân gian thông qua hoạt động tương tác; thực hành kỹ thuật hát chèo, múa chèo cơ bản dưới sự hướng dẫn của các nghệ sỹ chèo; làm quen với trang phục, nhạc cụ trong chèo... 48h trải nghiệm thực tế tại làng chèo Khuốc ở Thái Bình, tìm hiểu cuộc sống hàng ngày ở đây sẽ khơi nguồn cảm hứng và tinh thần gìn giữ nghệ thuật dân gian của người tham gia. Ngoài ra, học viên còn được thăm nhà hát, nơi luyện tập của nghệ sỹ, xem nghệ sỹ hóa trang, chuẩn bị diễn...
Các học viên được trực tiếp tham gia trích đoạn Xã trưởng, Mẹ Đốp trong vở chèo dân gian Quan Âm Thị Kính, khám phá những chuyện đằng sau sân khấu chèo, ghé thăm cái nôi của chèo...
“Chèo 48h” có sự giúp đỡ của Nghệ nhân dân gian Đào Bạch Linh, Nghệ sĩ nhân dân Đoàn Thanh Bình (chèo), nghệ sĩ Nguyễn Tuấn Kha (chèo) và đạo diễn Lê Tuấn Cường (Nhà hát Chèo Việt Nam)và nghệ nhân trẻ Ngô Văn Hảo… trong việc tổ chức các chương trình như: Không gian nguồn cội, Young Culture Day, Về nguồn, Ngày hội di sản văn hóa phi vật thể và những đại sứ trẻ, Talk show Đường trường chông chênh, Gala show Tôi chèo về quê hương...
Nghệ sĩ hát xẩm Khương Cường, giáo viên của dự án, cho rằng: “Đây là dự án thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân gian của dân tộc. Tuy là lần đầu thực hiện dự án nhưng đã có nhiều bạn trẻ tham gia, điều đó cho thấy, nếu chúng ta có cách làm khoa học thì nghệ thuật dân gian sẽ không bị mai một”.
“Chèo 48h thu hút 400.000 học viên, khán giả trong và ngoài nước
Ngoài những học viên đều có chung niềm đam mê với chèo, xẩm, chầu văn. Nghệ sĩ hát xẩm Khương Cường, giáo viên của dự án, cho rằng: “Đây là dự án thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân gian của dân tộc. Tuy là lần đầu thực hiện dự án nhưng đã có nhiều bạn trẻ tham gia, điều đó cho thấy, nếu chúng ta có cách làm khoa học thì nghệ thuật dân gian sẽ không bị mai một”.
|
Chèo 48h đã mở nhiều lớp học về nghệ thuật truyền thông cho người trẻ, bên cạnh nhiều workshop và show diễn đa dạng. (ảnh Tôi 20) |
Không dừng lại ở lứa tuổi sinh viên, người đi làm, “Chèo 48h” còn đến với các em học sinh. Lê Minh Nhựt Thảo - đại diện “Chèo 48h” chia sẻ, với lứa tuổi học sinh, dự án tổ chức các khóa giới thiệu ngắn về chèo; tổ chức trại hè, các buổi trải nghiệm về nghệ thuật truyền thống. Khi mở rộng về đối tượng tham gia, “Chèo 48h” đã phát triển thêm những hoạt động gắn với du lịch, tổ chức show diễn có sự kết nối với các tour du lịch.
Trải qua 8 năm thực hiện, dự án “Chèo 48h – Tôi chèo về quê hương” (2014 - 2023), dự án đã tổ chức thành công hơn 20 khóa học với các bộ môn nghệ thuật cổ truyền như chèo, xẩm, chầu văn cùng hơn 60 chương trình trải nghiệm sáng tạo... Các khóa học và sự kiện được tổ chức cả trực tiếp và trực tuyến, thu hút sự tham gia của hơn 400.000 học viên và khán giả trong và ngoài nước.
Hàng loạt các chương trình trải nghiệm sáng tạo được dự án tổ chức như: “Không gian nguồn cội”, “Young Culture day”, “Về nguồn”, Design thinking “Sống với văn hoá dân gian”, “Gala Tôi chèo về quê hương”, triễn lãm “Mắt xẩm”, chuỗi Workshop “Trải nghiệm di sản văn hóa phi vật thể”… Các chương trình này đã được đón nhận sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của những người đam mê nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là rất nhiều các bạn trẻ.
Thành quả cho những nỗ lực đó là những phần thưởng mà dự án đã đạt được: giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng Tôi 20” năm 2014, giải Ba cuộc thi FBAIC của trường Ngoại thương Hà Nội và top 10 khởi nghiệp cùng Kwai năm 2015. Năm 2016, “Chèo 48h” tham gia “Chiếu chèo làng tôi” đạt giải Ba tập thể và một thành viên trong nhóm đạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất; giải nhì Thanh niên kiến tạo năm 2018, do Trung tâm Nghiên cứu phát triển bền vững tổ chức.
Đáng chú ý, năm 2019 có một dự án phát triển di sản văn hóa phi vật thể tổ chức tại Hy Lạp với sự tham gia của 4 nước là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Brazil và Việt Nam. Tham gia dự án này hoàn toàn tình cờ lại có ba thành viên của Việt Nam cũng đã từng tham gia “Chèo 48h”. Điều này càng khẳng định giá trị mà “Chèo 48h” đã đem lại cũng như khẳng định chắc chắn về mong muốn: Trong tương lai, “Chèo 48h” muốn đưa hoạt động này quảng bá nhiều hơn đến với bạn bè quốc tế.
“Chèo 48h” hy vọng có thể thu hút thêm nhiều bạn trẻ tham gia và trải nghiệm hơn vào các hoạt động truyền thống, ở những góc độ sân khấu, lịch sử, văn hóa… để khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo, phát huy lòng tự hào về truyền thống của dân tộc. Từ đó nâng cao tình yêu quê hương dân tộc ở giới trẻ.
Cuộc thi ý tưởng thay đổi tích cực cho xã hội
Cuộc thi ý tưởng xã hội Twenties’ Projects For Social Innovation (TPSI) chính thức khởi động trở lại. Thông qua cuộc thi, Tôi 20 mong muốn có thể khích lệ người trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong việc hành động, hiện thực hóa các ý tưởng, kế hoạch và dự án hướng tới những thay đổi tích cực cho xã hội.
Với thông điệp "Be the change you wish to see in the world" (Hãy trở thành điều bạn muốn thay đổi trên thế giới), cuộc thi TPSI 2023 gồm 3 vòng: đăng ký ý tưởng, lựa chọn top 10 ý tưởng và vòng chung kết chọn ra 3 ý tưởng, dự án xuất sắc nhất.
Các dự án được lựa chọn cần đáp ứng 3 tiêu chí: Tác động và ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng; có khả năng duy trì lâu dài và khả năng nhân rộng ở các quy mô khác nhau về cả địa điểm, thời gian tổ chức; dự án cần thực tiễn, hiệu quả và chứng minh được năng lực triển khai của đội nhóm thông qua các khả năng lãnh đạo, khả năng kết nối và hiệu triệu cộng đồng, các kỹ năng điều phối, quản lý, vận hành.
Điều đặc biệt là Ban Tổ chức cuộc thi năm nay chính là những bạn trẻ đã giành chiến thắng trong cuộc thi ý tưởng do Tôi 20 tổ chức từ những năm trước.
Thông qua cuộc thi, Tôi 20 mong muốn có thể khích lệ người trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong việc hành động, hiện thực hóa các ý tưởng, kế hoạch và dự án hướng tới những thay đổi tích cực cho xã hội. Các bạn trẻ có dự án đăng ký dự thi tại website: toi20.org. Ban Tổ chức cam kết sẽ đồng hành và hỗ trợ các bạn trẻ, giúp các bạn nâng cao năng lực thực thi dự án tại Việt Nam.