"Chết lặng" khi "cô chiêu"... chửi mẹ, trao thân cho bạn trai

Bố mẹ chia tay, con gái 17 tuổi trở nên ương bướng và ngày càng không phải với ngay cả người đã sinh ra mình. Mẹ không cho tiền ăn chơi thì cô con gái chửi lại mẹ và đổi cách xưng hô. Bị mẹ tát, cô con gái trả đũa bằng cách cào xước mặt và cổ mẹ mình. Đó chỉ là một ví dụ khi bố mẹ mải mê chạy theo nhịp sống hối hả, mà quên mất bên cạnh mình còn có những tâm hồn thơ bé rất mong manh...

Bố mẹ chia tay, con gái 17 tuổi trở nên ương bướng và ngày càng không phải với ngay cả người đã sinh ra mình. Mẹ không cho tiền ăn chơi thì cô con gái chửi lại mẹ và đổi cách xưng hô. Bị mẹ tát, con gái trả đũa bằng cách cào xước mặt và cổ mẹ mình. Đó chỉ là một ví dụ khi bố mẹ mải mê chạy theo nhịp sống hối hả, mà quên mất bên cạnh mình còn có những tâm hồn thơ bé rất mong manh...

Hình minh họa
Chết lặng vì con
Nhiều sự việc xảy ra trong các gia đình có con hư đã liên tục được đưa lên các phương tiện thông tin. Câu chuyện người mẹ tên Lê Hoa (Đống Đa, Hà Nội) bất lực vì con lên cả mạng facebook… chửi mình. Bố mẹ chia tay, con gái 17 tuổi trở nên ương bướng và ngày càng không phải với ngay cả người đã sinh ra mình. Mẹ không cho tiền ăn chơi thì cô con gái chửi lại mẹ và đổi cách xưng hô.
Bị mẹ tát, cô con gái trả đũa bằng cách cào xước mặt và cổ mẹ mình. Có trường hợp người bố, anh Đoàn Ngọc Du (TP.HCM) chết lặng không tin vào mắt mình khi chứng kiến những hình ảnh trong đoạn clip đứa con gái mới 16 tuổi như người đàn bà đầy kinh nghiệm đang trao thân cho một cậu trai lạ mà con gọi là “chồng”.
Những dòng thác bình luận nặng lời, cay nghiệt của cư dân mạng, những lời nói tục tĩu, những nhận xét khiếm nhã.. như từng mũi dao cứa vào lòng người cha.
Còn hàng trăm vụ việc mà khi đọc qua những bậc làm cha làm mẹ đều phải giật mình về những hành vi hư hỏng của một bộ phận giới trẻ. Khi gia đình không còn là tổ ấm và chỗ dựa của các thành viên thì chẳng những gia đình lung lay mà xã hội cũng bị ảnh hưởng, kéo theo rất nhiều hệ lụy và là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề xã hội.
Xâu chuỗi câu chuyện trên, chúng ta mới thấy giật mình và chua xót vì đạo đức của con người trong xã hội hiện đại đang bị xuống cấp trầm trọng, sự yêu thương “người với người” với nhau đã mất dần đi, sự quan tâm giáo dục con em đã không còn.
Bố mẹ mải làm ăn khiến con lạc lối
Nhiều ông bố bà mẹ hiện nay cứ mải lo làm ăn, phó mặc việc nuôi dạy con cái cho nhà trường. Có khi cả tuần, thậm chí cả tháng họ chẳng gặp mặt con, con muốn làm gì thì làm, muốn chơi với ai thì chơi mà không hề quản lý.
Họ phó thác hết sự giáo dục con cái cho nhà trường, tin tưởng tuyệt đối môi trường giáo dục mà quên đi trách nhiệm uốn nắn, sửa chữa, chia sẻ với con mình hằng ngày cũng như quên đi việc theo dõi sát sao con cái, nhất là khi con mình ở lứa tuổi teen, một lứa tuổi nhạy cảm rất dễ tiếp thu những tệ nạn xấu của xã hội. Để rồi khi con hư thì họ không thể dạy nổi được nữa. Những đòn roi, chửi bới, đánh đập… tất cả đã không còn là thuốc chữa đối với con mình nữa.
Nhiều gia đình kinh tế khá giả những tưởng là điều kiện tốt để giáo dục con cái trưởng thành nhưng họ đã không phát huy được lợi thế này. Khi có nhiều tiền, nhiều chiêu thức chiều con đã được cha mẹ phát huy tối đa để thỏa mãn nhu cầu của các cậu ấm, cô chiêu. 
Chỉ biết nhận và hưởng thụ nên nhiều đứa trẻ đã không hiểu được giá trị lao động, thiếu những kỹ năng sống cần thiết, sinh ra ích kỷ, lười biếng. Không được bố mẹ kịp thời uốn nắn, để bù lấp những khoảng trống về tinh thần khi bố mẹ mải mê với lợi ích kinh tế, các em vùi đầu thâu đêm vào những trò chơi vô bổ và bị lôi kéo vào tệ nạn lúc nào không hay.
Cái nghèo cũng lại khiến nhiều trẻ vị thành niên phải tự bươn chải, lo toan quá sớm, vượt quá khả năng có thể. Trong môi trường đầy cạm bẫy, lại chưa được giáo dục định hướng đầy đủ nên những thói hư tật xấu xâm nhiễm dần biến các em thành những đưa trẻ hư hỏng và thành tội phạm vị thành niên. 
Bà Thu An, Trung tâm Tư vấn Gia đình trẻ Hà Nội cho rằng: “Bố mẹ tập trung làm kinh tế cũng là muốn con có điều kiện sống tốt hơn. Nhưng khi họ quá mê mải làm ăn, thời gian để thân thiện với con quá ít, con cái chơi bời với những bạn hư hỏng, bố mẹ không biết để uốn nắn, chúng dễ đua đòi theo chúng bạn, rồi chúng cứ dần đi lạc đường, đến khi chúng lạc xa quá, bố mẹ mới hốt hoảng nhận ra thì đã quá muộn. Bên cạnh tình trạng cha mẹ không dành thời gian cho con còn có tình trạng, cha mẹ áp đặt, bắt con phải làm theo ý mình mà không hỏi hay lắng nghe ý kiến của con, thậm chí nhiều ông bố bà mẹ dùng bạo lực để bắt con nghe lời. Nếu nhiều lần như thế, các em rơi vào cảm giác bị xúc phạm dẫn đến mất tự chủ, có nhiều phản ứng không kìm chế được, nhiều em đã bỏ nhà đi”.
Con cái là quan trọng, dù có bận rộn, bố mẹ cũng cố bớt chút thời gian để quan tâm, dạy bảo. Hiểu con để dạy con, lắng nghe, tôn trọng con để trong chừng mực nhất định, các con được làm chủ bản thân. Nếu bố mẹ có sai lầm thì cũng cần xin lỗi con chứ không phải lấy quyền làm bố, mẹ mà "lờ" đi”.
Hoàng Bảo

Đọc thêm