Chinh phục “Tứ đại đỉnh đèo” huyền thoại của Việt Nam

(PLO) - 4 ngọn đèo nổi tiếng gồm Mã Pì Lèng, Ô Quy Hồ, Khau Phạ, Pha Đin đã trở thành huyền thoại đối với những ai đã từng đặt chân đến với mảnh đất Tây Bắc xa xôi.

 

 

Ảnh ST
Ảnh ST

Đèo Mã Pí Lèng – Hà Giang

Đèo Mã Pí Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn. Đèo nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, thị trấn Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.

Đèo Mã Pí Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn. Đèo nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, thị trấn Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.

Con đường này đã đường hàng chục nghìn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 – 1965), trong đó, riêng đoạn đèo Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi làm trong 11 tháng.
Con đường này đã đường hàng chục nghìn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 – 1965), trong đó, riêng đoạn đèo Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi làm trong 11 tháng.
Với độ hiểm trở và khung cảnh hùng vĩ, Mã Pì Lèng được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia và cũng là khu vực di sản về địa chất. Đứng ở đỉnh đèo, bạn có thể ngắm dòng sông Nho Quế uốn lượn và những đỉnh núi đá tai mèo vươn tận mây trời.
Với độ hiểm trở và khung cảnh hùng vĩ, Mã Pì Lèng được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia và cũng là khu vực di sản về địa chất. Đứng ở đỉnh đèo, bạn có thể ngắm dòng sông Nho Quế uốn lượn và những đỉnh núi đá tai mèo vươn tận mây trời.

Đèo Ô Quy Hồ:

Đèo dài gần 50 km, nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đỉnh đèo hay còn gọi là Cổng Trời, nằm ở độ cao 2.000 m giữa mây núi ngút ngàn, chính là ranh giới của hai tỉnh.
Đèo dài gần 50 km, nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đỉnh đèo hay còn gọi là Cổng Trời, nằm ở độ cao 2.000 m giữa mây núi ngút ngàn, chính là ranh giới của hai tỉnh. 
Đỉnh đèo Ô Quy Hồ là nơi ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp. Ngắm nhìn ánh mặt trời nhuộm màu lên những đám mây đang che mờ dần các ngọn núi khiến lòng người trở nên thanh thản, ung dung tự tại giữa đất trời.
Đỉnh đèo Ô Quy Hồ là nơi ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp. Ngắm nhìn ánh mặt trời nhuộm màu lên những đám mây đang che mờ dần các ngọn núi khiến lòng người trở nên thanh thản, ung dung tự tại giữa đất trời. 
Với độ cao, sự hiểm trở và chiều dài, đèo được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”. Đèo Ô Quy Hồ là một thử thách đối với những người đam mê du lịch bụi bằng xe máy, bởi một bên là vực sâu hun hút, phía còn lại thường là vách núi dựng đứng.
Với độ cao, sự hiểm trở và chiều dài, đèo được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”. Đèo Ô Quy Hồ là một thử thách đối với những người đam mê du lịch bụi bằng xe máy, bởi một bên là vực sâu hun hút, phía còn lại thường là vách núi dựng đứng.

Đèo Khau Phạ:

Đây là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam. Khau Phạ đẹp nhất ở khoảng tháng 9 tháng 10, khi những triền ruộng bậc thang của các dân tộc Mông, Thái vào mùa lúa chín, rực rỡ sắc vàng.
 Đây là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam. Khau Phạ đẹp nhất ở khoảng tháng 9 tháng 10, khi những triền ruộng bậc thang của các dân tộc Mông, Thái vào mùa lúa chín, rực rỡ sắc vàng.
Đứng ở chân đèo, du khách đã có thể chiêm ngưỡng những nương ruộng bậc thang chín vàng ở Tú Lệ mờ ảo trong làn sướng sớm.
Đứng ở chân đèo, du khách đã có thể chiêm ngưỡng những nương ruộng bậc thang chín vàng ở Tú Lệ mờ ảo trong làn sướng sớm.
Với độ hiểm trở, quanh co và khung cảnh đẹp đẽ, đèo Khau Phạ là “một trong tứ đại đỉnh đèo” mà các bạn trẻ muốn chinh phục bằng xe máy.
Với độ hiểm trở, quanh co và khung cảnh đẹp đẽ, đèo Khau Phạ là “một trong tứ đại đỉnh đèo” mà các bạn trẻ muốn chinh phục bằng xe máy.

Đèo Pha Đin:

Đèo Pha Đin dài khoảng 32 km, nằm trên quốc lộ 6, giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, là cung đường đèo gắn liền với nhiều chiến tích lịch sử hào hùng. Theo tiếng Thái, Pha Đin có nghĩa là “trời và đất”, ý nói nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Đèo Pha Đin dài khoảng 32 km, nằm trên quốc lộ 6, giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, là cung đường đèo gắn liền với nhiều chiến tích lịch sử hào hùng. Theo tiếng Thái, Pha Đin có nghĩa là “trời và đất”, ý nói nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Địa thế rất hiểm trở, một bên là vách núi và một bên là vực sâu, nên Pha Đin được xem là một trong những đèo nguy hiểm nhất Việt Nam. Đứng trên đèo, ta có thể nhìn xuống các thung lũng lác đác bản làng.
Địa thế rất hiểm trở, một bên là vách núi và một bên là vực sâu, nên Pha Đin được xem là một trong những đèo nguy hiểm nhất Việt Nam. Đứng trên đèo, ta có thể nhìn xuống các thung lũng lác đác bản làng.
Trên lưng chừng đèo Pha Đin thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên nhìn xuống du khách sẽ thấy thung lũng Mường Quài trải rộng với ngút ngàn màu xanh của đồi núi...

Trên lưng chừng đèo Pha Đin thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên nhìn xuống du khách sẽ thấy thung lũng Mường Quài trải rộng với ngút ngàn màu xanh của đồi núi...

Đọc thêm