'Chợ quê ngày Tết' Bạc Liêu, rưng rưng ký ức ùa về

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Xưa, mỗi lần Tết đến là mẹ chở bằng xuồng đi chợ... Nay tui lên Bạc Liêu tham quan “Chợ quê ngày Tết”, cảm giác đầu tiên là bao kỷ niệm, hồi ức bỗng ùa về, lòng cứ rưng rưng”, chị Trần Thị Mỹ Hận (Cà Mau) hồi tưởng.

Đi “Chợ quê ngày Tết” không chỉ để mua sắm Tết mà là dịp để chúng ta tìm lại cái cảm giác xưa cũ. Với lòng hoài cổ, người trẻ tuổi tìm đến chợ như một nơi chốn để ngắm nghía, hồi tưởng, hẹn hò, lũ trẻ con vô tư nô đùa, vòi vĩnh nhiều quà…. Tất cả những điều giản dị ấy khơi dậy gốc quê sẵn có sự rung động chân thành.

Rất đông người dân và du khách đi "Chợ quê ngày Tết" ở Bạc Liêu.

Rất đông người dân và du khách đi "Chợ quê ngày Tết" ở Bạc Liêu.

Nhiều tiểu cảnh quê như cầu tre, vó cá tôm, xuồng chở chuối, dừa...

Nhiều tiểu cảnh quê như cầu tre, vó cá tôm, xuồng chở chuối, dừa...

Đi “Chợ quê ngày Tết”, chị Bùi Thị Nương (56 tuổi, ngụ tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) kể: "Mỗi lần Tết đến là tui chỉ thích đi ngắm chợ vì chợ bán rất nhiều đồ. Món nào cũng thích nên nhiều khi cái gì cũng mua nhưng ăn đâu hết, rồi mang cho người này, người kia thấy rất vui. Có hôm tui chèo xuồng đi chợ cả năm lần. Về nhà mà cứ thấy thiếu thiếu lại đi tiếp”.

Các cô gái trẻ rất hào hứng khi được chụp ảnh với linh vật Mèo.

Các cô gái trẻ rất hào hứng khi được chụp ảnh với linh vật Mèo.

Theo quan niệm dân gian, trái bưởi tròn đầy tượng trưng cho sự sung túc, đoàn tụ của các thành viên trong gia đình, việc bày bưởi trên mâm cỗ đem lại may mắn, như một lời chúc phúc cho gia chủ.

Theo quan niệm dân gian, trái bưởi tròn đầy tượng trưng cho sự sung túc, đoàn tụ của các thành viên trong gia đình, việc bày bưởi trên mâm cỗ đem lại may mắn, như một lời chúc phúc cho gia chủ.

Thưởng thức đặc sản quê

“Đi chợ Tết giúp tui gặp lại mấy cô bán bánh bánh cam, bánh bò, rau câu sương sa, sương sáo… Kế bên là nơi bán bánh bông lan, món khoái khẩu từ bé đến giờ của tôi”, chị Phan Thị Mơ (52 tuổi, ngụ tại Xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi) hào hứng nói.

Mỗi khi Tết đến xuân về, người Việt dù ở đâu cũng cố gắng có bánh chưng, bánh tét... trong mâm cỗ cúng gia tiên.

Mỗi khi Tết đến xuân về, người Việt dù ở đâu cũng cố gắng có bánh chưng, bánh tét... trong mâm cỗ cúng gia tiên.

Du khách xin chữ thư pháp lấy lộc đầu năm.

Du khách xin chữ thư pháp lấy lộc đầu năm.

Bà Lý Kim Hoa (65 tuổi, ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) cùng con gái xuống Bạc Liêu tham quan “Chợ quê ngày Tết”. Bà cho biết: "Tui xuống xem chợ quê này lần đầu. Đi mới thấy nhiều người thích chợ quê vì có nhiều lý do. Chợ quê mỗi nơi có những nét riêng, đặc sản riêng của từng vùng miền. Chợ quê ngày Tết rất vui. Cảm giác giống như đi trẩy hội vậy”.

Du khách chụp ảnh tại "Chợ quê ngày Tết".

Du khách chụp ảnh tại "Chợ quê ngày Tết".

Tái hiện nghề may truyền thống chứa đựng bản sắc Việt.

Tái hiện nghề may truyền thống chứa đựng bản sắc Việt.

Theo nhiều khách tham quan, “Chợ quê ngày Tết” có sức hấp dẫn đặc biệt, lưu giữ những ký ức đẹp của tuổi thơ với đầy ắp mùi hương, sắc màu rực rỡ, là sự kết nối vô hình và thiêng liêng giữa quá khứ với hiện tại và tương lai.

“Xưa, mỗi lần Tết đến là mẹ chở bằng xuồng đi chợ, còn gọi là chợ Xã. Nay tui lên Bạc Liêu tham quan “Chợ quê ngày Tết”, cảm giác đầu tiên là bao kỷ niệm, hồi ức bỗng ùa về, lòng cứ rưng rưng”, chị Trần Thị Mỹ Hận (xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) hồi tưởng.

Những món ăn gợi nỗi nhớ quê nhà.

Những món ăn gợi nỗi nhớ quê nhà.

Cảnh gói bánh tét thân thương đến nao lòng.

Cảnh gói bánh tét thân thương đến nao lòng.