Chồng ở nhà nuôi con, vợ "cặp bồ" xứ người

Để tìm chỗ dựa lúc bơ vơ nơi xứ người, chị N. chấp nhận cảnh cặp bồ, “bán thân” nuôi miệng. Câu chuyện của chị N. cũng là số phận của không ít chị em phụ nữ khi đi tìm mơ ước đổi đời nơi đất lạ.

Để tìm chỗ dựa lúc bơ vơ nơi xứ người, chị N. chấp nhận cảnh cặp bồ, “bán thân” nuôi miệng. Câu chuyện của chị N. cũng là số phận của không ít chị em phụ nữ khi đi tìm mơ ước đổi đời nơi đất lạ.

“…bà ăn nem”

Người ở nhà còn có con cái và được người thân, hàng xóm láng giềng an ủi phần nào, nhưng những người chồng, người vợ sang đất khách làm ăn càng bơ vơ. Họ cũng cần tìm một nơi nương tựa. Chị H. (Thành phố Vinh, Nghệ An) trở về sau 3 năm đi nước ngoài cho biết:

Nhiều chị em sang bên ấy bất đồng về ngôn ngữ, lại không quen biết ai nên đều tìm một chỗ dựa. Nhiều người đã liều mình cặp bồ để tìm một chỗ trú chân là vì như thế”. Câu chuyện của chị N. (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) cũng cùng hoàn cảnh như vậy.
Mô tả ảnh.
Làm thủ tục chuẩn bị sang nước ngoài lao động - Ảnh minh họa
Năm 2005, hai vợ chồng chạy vạy ngược xuôi lo cho người vợ sang Malaysia. Ngày ra đi hi vọng bao nhiêu thì ngày sang đấy lại thất vọng bấy nhiêu. Sau một năm, công việc ở trong nhà máy rất vất vả mà thu nhập không cao, chị trốn ra làm thêm ở ngoài mong kiếm thêm chút ít tiền. Nhưng đến tháng thứ hai thì chị bị bắt, công ty đuổi việc và chấm dứt hợp đồng. Chị lâm vào cảnh thất nghiệp, không người thân thích trong lúc ấy gia đình lại gọi điện giục gửi tiền về vì số nợ đã đến kì hạn. Chị N. đâm ra chán nản, để có thể trụ lại, chị cắn răng cặp bồ với một ông chủ bản địa. Lúc đầu còn day dứt với chồng con ở nhà, nhưng một thời gian sau chị cũng tặc lưỡi buông xuôi. Số tiền có được từ ông chồng hờ chị N. vẫn đều đặn gửi về cho chồng và con cái như một nghĩa vụ. Nhưng sau nhiều năm, tình yêu của chị dành cho chồng cũng không còn. Khi chồng gọi điện giục về, nghĩ đến cảnh về nhà lại lấm lem bùn ruộng chị lại đâm ra e ngại. Nhiều người về sau những năm tháng vật lộn ở xứ người cũng rỉ tai nhau chuyện không ít các bà vợ sang đấy đã phải cặp bồ như một cái "phao cứu cánh". Cũng không ít chị đi xuất khẩu lao động gặp được những người đàn ông từ Việt Nam sang. Cùng cảnh ngộ làm thuê, sự cô đơn và nhu cầu nương tựa nơi đất lạ đưa họ đến với nhau. Chị T. (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) có chồng đi Hàn Quốc từ ba năm nay. Khi chị nhận được tin dữ là chồng bị bọn xấu “xử nhầm” phải bỏ mạng nơi khách, chị như chết lặng. Nhưng khi sang nhận tro của chồng, chị T. cũng mới ngã ngửa khi biết chồng mình đã có vợ mới là một cô gái quê ở Hải Dương cũng sang đấy làm ăn. Kẻ xa vợ, người chưa chồng, họ đã đến với nhau.Tám năm đi được 21 triệu đồng Chị Hằng (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) có chồng đi Malaysia tám năm nay không về nhà một lần. Nhiều lần tủi thân chị khóc: “Có chồng mà như không, anh ấy đi từ lúc con đầu học lớp 2, nay cháu sắp vào cấp 3 vẫn chưa một lần thấy bố về thăm. Chỉ thỉnh thoảng vài ba cuộc điện thoại ngắn ngủi không đầu không cuối”. Lúc chồng đi, chị chạy vạy anh em, làng xóm mượn cho chồng 20 triệu để nộp phí đi. Chồng đi đầy hứa hẹn nhưng trong suốt tám năm ròng chỉ gửi được về hai lần tổng cộng là 21 triệu đồng. Hai con đang tuổi ăn tuổi học, người phụ nữ này chỉ biết bám vào 8 sào ruộng để kiếm sống. Những ngày mùa xong chị lại tất tả xin đi làm công nhân để kiếm thêm tiền. Chồng đi để lại khoản nợ, nhà cửa lụp xụp… người phụ nữ này đều cắn răng chịu đựng. Mỗi lần gọi điện nhắn anh gửi tiền về nuôi con học, chồng chị đều bảo công việc dạo này khó kiếm. Lần lữa mãi anh cũng không về, đồng nghĩa với việc không gửi tiền về để vợ nuôi con…Chị tâm sự: “Giục nhiều quá anh ấy cáu lên: “Xa chồng gọi điện khổng hỏi thăm chồng được một câu mà lúc nào cũng tiền, tiền như đòi nợ”. Nhưng, chồng chị không hiểu được hoàn cảnh của chị, con ăn học, cha mẹ chồng già yếu đều dựa vào thu nhập từ mấy sào ruộng cằn cỗi. Chị bảo: “Nhiều người đồn chồng tôi đem tiền bao gái hết bên kia rồi, tôi ở bên này biết đường nào mà lần…”. Chị gạt nước mắt: “Năm ngoái có người đi cùng lần với chồng tôi về, rồi người ta đồn chồng tôi nghiện, tôi lo đến mất ăn mất ngủ. Thôi thì anh ấy không làm được đồng nào cũng đành chịu, chỉ mong về nhà cho hai đứa con được gần bố”. Giấc mơ đổi đời nơi xứ lạ đã từng như cơn lốc đầy sức hút nơi làng quê. Một người từng đi xuất khẩu lao động về nói với chúng tôi, nhiều người sang đó đi làm xa vợ, chuyện "gái gú" là khó tránh khỏi, nhất là khi bị bạn bè rủ rê. Muốn làm nơi giàu xứ người là điều không phải dễ dàng, và quan trọng hơn là họ cần "giữ mình" trước những cám dỗ và cũng rất cần sự cố gắng của cả những người ở nhà, đủ sức giữ mái ấm chờ chồng, chờ vợ trở về.
Theo Tú Mai
VietNamNet

Đọc thêm