Huyện nghèo Minh Hóa được phân bổ 510 tấn gạo trong số 1.000 tấn gạo cứu đói giáp hạt mà Chính phủ cấp cho tỉnh Quảng Bình. Nhưng tình trạng cấp phát tràn lan, bình quân chủ nghĩa và sự thất thoát đang gây ra dư luận không tốt trong nhân dân.
Cứu đói chủ tiệm vàng
Theo danh sách các khẩu đói giáp hạt của Thị trấn Quy Đạt, trung tâm huyện lỵ Minh Hóa, có 3.390 khẩu, nhưng thực tế số gạo cứu trợ lại được chia cho gần 4.000 khẩu trong số 5.809 khẩu toàn thị trấn với định mức 18 kg/khẩu.
Từ tháng 6/2010 đến nay, kể từ ngày nhận được gạo cứu trợ thì nhiều người dân nghèo tại TK5 - Thị trấn Quy Đạt cứ xì xầm mãi chuyện chị Trần Thị Thảo - chủ tiệm vàng Thảo Diện cũng nhận được 72 kg gạo cứu đói. Nguyên nhân là vì chị cũng có đất nông nghiệp.
Bản thân chị Thảo cũng chẳng giấu giếm gì: “Chồng tôi hiện là cán bộ nhà nước, nhà có đất nông nghiệp nhưng chủ yếu là buôn bán vàng. Khi nghe tiểu khu trưởng gọi lên nhận gạo, tôi không rõ là gạo gì nên cứ nhận 72 kg cho 4 khẩu trong nhà”.
Cứu đói chủ tiệm vàng
Theo danh sách các khẩu đói giáp hạt của Thị trấn Quy Đạt, trung tâm huyện lỵ Minh Hóa, có 3.390 khẩu, nhưng thực tế số gạo cứu trợ lại được chia cho gần 4.000 khẩu trong số 5.809 khẩu toàn thị trấn với định mức 18 kg/khẩu.
Từ tháng 6/2010 đến nay, kể từ ngày nhận được gạo cứu trợ thì nhiều người dân nghèo tại TK5 - Thị trấn Quy Đạt cứ xì xầm mãi chuyện chị Trần Thị Thảo - chủ tiệm vàng Thảo Diện cũng nhận được 72 kg gạo cứu đói. Nguyên nhân là vì chị cũng có đất nông nghiệp.
Bản thân chị Thảo cũng chẳng giấu giếm gì: “Chồng tôi hiện là cán bộ nhà nước, nhà có đất nông nghiệp nhưng chủ yếu là buôn bán vàng. Khi nghe tiểu khu trưởng gọi lên nhận gạo, tôi không rõ là gạo gì nên cứ nhận 72 kg cho 4 khẩu trong nhà”.
|
Hiệu vàng Thảo Diện cũng được "cứu đói" 72 kg gạo. |
Chị Thảo tâm sự thêm: khi có gạo, tiểu khu trưởng còn nhắn chị lên nhận sớm kẻo sợ xóm giềng dị nghị. Chị còn cho biết, trong thị trấn có rất nhiều hộ kinh doanh, có xe, có nhà cao cửa rộng vẫn được nhận gạo cứu trợ. Nghịch lý ở chỗ ngay tại Thị trấn Quy Đạt, chị Lê Thị Tình (ở TK7) có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn: chồng vừa mất vì tai nạn giao thông sau nhiều ngày chạy chữa, một tay chị Tình nuôi 3 đứa con với đủ khoản nợ nần, thế nhưng khi chị xách thúng đi nhận gạo cứu trợ mới biết mình không có tên trong danh sách nhận gạo vì… không có đất nông nghiệp. Tìm hiểu được biết, số gạo cứu trợ nói trên được phân bổ về huyện Minh Hóa 510 tấn sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định hỗ trợ 1.000 tấn gạo cho tỉnh Quảng Bình cứu đói giáp hạt. Cuối tháng 5/2010, UBND huyện Minh Hóa đã có công văn hướng dẫn việc tiếp nhận và cấp phát gạo cứu đói giáp hạt, trong đó chỉ rõ: “các xã tổ chức bình xét rà soát số hộ, khẩu thiếu đói gay gắt để cấp gạo kịp thời”. Đối tượng nhận gạo là các hộ nông dân, hộ nghèo, cận nghèo và các hộ có rủi ro bất khả kháng. “Kẻ ăn không hết, người lần không ra” Việc cấp phát gạo theo bình quân chủ nghĩa, sai đối tượng cũng như những dấu hiệu thất thoát, nhập nhèm trong con số khiến người dân Quy Đạt không khỏi bức xúc. Trao đổi với PV, ông Trần Xuân Tương - Chủ tịch UBND Thị trấn Quy Đạt cho biết: “Trong số 510 tấn gạo cứu trợ toàn huyện, Thị trấn Quy Đạt nhận được 71 tấn và theo chủ trương chung của thị trấn, mỗi khẩu trong số 3.390 khẩu đề nghị sẽ được cấp 18,9 kg gạo”. Tuy nhiên, qua ghi nhận của PV thực tế mỗi khẩu chỉ nhận được 18 kg gạo, tính ra tổng số gạo chia cho dân chỉ là 61 tấn, còn thiếu gần 10 tấn. Giải trích cho sự chênh lệch này, ông Tương “đính chính” rằng số khẩu thực tế được nhận gạo là 3.924 chứ không phải 3390 như đề nghị ban đầu. “Do hạn hán, mất mùa, dân ai cũng khó khăn cả”, ông Tương trần tình. Tuy nhiên, khi PV hỏi tại sau nhiều hộ giàu có, khá giả vẫn nhận được gạo cứu đói thì ông Tương cho rằng đó là lỗi của các tiểu khu khi đề nghị lên xã. Hơn nữa, cứ cho con số 3.924 khẩu nhận gạo mà ông Tương đưa ra là đúng, thì số gạo được chia vẫn ít hơn mấy tạ trong số 71 tấn gạo được phân bổ. Theo ông Tương, đó là sự “hao hụt” trong cấp phát. Chẳng hiểu cấp phát kiểu gì mà “ngót” đến 6 tạ gạo, trong khi công văn hướng dẫn của huyện đã ghi rõ: tuyệt đối không được bán gạo để trả công vận chuyển, bốc vác. Ngoài Thị trấn Quy Đạt, nhiều xã trong huyện Minh Hóa cũng xảy ra tình trạng cấp phát tràn lan, cào bằng gây dư luận không tốt trong nhân dân. Ở xã Hồng Hóa, toàn xã có 4.360 khẩu thì đã có tới 3.414 khẩu “thiếu đói gay gắt” được nhận gạo. Trao đổi với PV, bà Đinh Thị Tuyết Hoa - Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Minh Hóa cho biết: phòng đã có những hướng dẫn cụ thể về việc cấp phát gạo cứu đói ở các xã và yêu cầu các xã có báo cáo tổng hợp tình hình vào ngày 6/6 nhưng đến nay các xã vẫn chưa thực hiện. Bà Hoa cho biết sẽ sớm kiểm tra tình hình và làm rõ những sai phạm trong cấp phát gạo ở các địa phương trong huyện.
Theo Hồng Kỹ
Dân Trí
Dân Trí