Chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe người dân

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước. Chính vì vậy, sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 33 về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước”, thành phố đã xác định công tác chăm sóc sức khỏe người dân là một yêu cầu không thể tách rời với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và được Đảng bộ, chính quyền thành phố thực hiện nghiêm túc, đạt nhiều kết quả tích cực.  

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước. Chính vì vậy, sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 33 về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước”, thành phố đã xác định công tác chăm sóc sức khỏe người dân là một yêu cầu không thể tách rời với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và được Đảng bộ, chính quyền thành phố thực hiện nghiêm túc, đạt nhiều kết quả tích cực.

Chất lượng KCB tại một xã miền núi như Hòa Phú đã thay đổi đáng kể so với 10 năm trước đây.

Chất lượng KCB tại một xã miền núi như Hòa Phú đã thay đổi đáng kể so với 10 năm trước đây. 


Những con số ấn tượng

Trong giai đoạn 2001-2010, thành phố Đà Nẵng chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là ổn định quy mô dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, khám chữa bệnh nhằm mang lại sự ổn định phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần cho hơn 887 nghìn người dân của thành phố. Ba chỉ tiêu cơ bản đã được ngành Y tế phối hợp với các ban, ngành và đoàn thể xã hội phấn đấu là giảm tỷ lệ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi, giảm suy dinh dưỡng và giảm tối thiểu tỷ suất tử vong mẹ.

Từ năm 2001 đến năm 2009, tỷ suất trẻ dưới 1 tuổi tử vong là 18,05%o giảm xuống dưới 10%o; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em từ 25,4% còn 9,9%. Tỷ suất tử vong mẹ giảm hơn 90% trong 9 năm 2001-2010. Đây có thể là một kỳ tích đánh dấu sự nỗ lực rất lớn của thành phố.

Từ nhiều năm nay, Đà Nẵng luôn là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc hoàn thành 100% chương trình tiêm chủng quốc gia. Các chương trình mục tiêu về y tế, công tác dự phòng, ngăn ngừa dịch bệnh nguy hiểm; công tác phòng chống HIV, lao, tâm thần, an toàn vệ sinh thực phẩm… luôn đạt kết quả cao. Trong công tác khám chữa bệnh, ngành Y tế thành phố đã triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu, giải quyết những ca bệnh khó, hiểm nghèo. Đặc biệt, Bệnh viện Đà Nẵng triển khai 63 kỹ thuật mới về lâm sàng và 60 kỹ thuật cận lâm sàng.

Trung tâm chăm sóc sức khỏe ở miền Trung

 Nhiều người biết đến Đà Nẵng không chỉ gắn với những thương hiệu về một thành phố du lịch mến khách, thành phố môi trường, thành phố của chủ trương “5 không”, “3 có” mà còn là một thành phố đang hướng đến trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe mang tầm khu vực. Không dừng lại ở công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân thành phố, ngành y tế Đà Nẵng còn vươn tới mục tiêu trở thành trung tâm điều trị, chăm sóc sức khỏe người dân  khu vực miền Trung.

Được sự chỉ đạo của Thành ủy, ngành Y tế thành phố Đà Nẵng đã và đang phát triển hệ thống các bệnh viện chuyên sâu, hiện đại. Trong đó, các công trình như Bệnh viện Đa khoa 600 giường, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Phụ nữ, đặc biệt Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng sẽ là những điểm nhấn quan trọng để đưa Đà Nẵng trở thành một trong 3 trung tâm lớn của cả nước thực hiện công tác tầm soát, điều trị ung thư cho người dân.

Có thể thấy, Nghị quyết của Đảng về tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe người dân trong tình hình mới đã được toàn hệ thống chính trị của thành phố vận hành linh hoạt, đồng bộ, được người dân thành phố đồng thuận cao, tạo ra những bước phát triển mới, mang tính vững chắc. Khi nền kinh tế-xã hội phát triển, sức khỏe người dân dồi dào sẽ tạo ra động lực mới thúc đẩy hơn nữa yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng “Gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững” trong những năm tới.

Bài và ảnh: V.Dũng 

Đọc thêm