Chữa ung nhọt bằng cây tầm xuân

Cây tầm xuân, còn gọi là hồng tầm xuân, hoa hồng dại, dã tường vi... Là loài cây bụi, có chiều cao từ 1 - 5m. Thân nhiều gai sắc, nhọn, có móc giúp chúng leo dễ dàng. Lá kép lông chim, với 5 - 7 lá chét. Hoa thường có màu hồng nhạt, có năm cánh, lúc chín thành quả màu cam đỏ. Theo nghiên cứu hiện đại, cây tầm xuân có một số hoạt chất chống ôxy hóa. Quả tầm xuân có lượng vitamin C, B1 cao. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, hoa, quả và rễ tươi hoặc khô.

Cây tầm xuân, còn gọi là hồng tầm xuân, hoa hồng dại, dã tường vi... Là loài cây bụi, có chiều cao từ 1 - 5m. Thân nhiều gai sắc, nhọn, có móc giúp chúng leo dễ dàng. Lá kép lông chim, với 5 - 7 lá chét. Hoa thường có màu hồng nhạt, có năm cánh, lúc chín thành quả màu cam đỏ. Theo nghiên cứu hiện đại, cây tầm xuân có một số hoạt chất chống ôxy hóa. Quả tầm xuân có lượng vitamin C, B1 cao. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, hoa, quả và rễ tươi hoặc khô.

Quan niệm của Đông y, lá tầm xuân rửa sạch, giã nát, đắp chữa mụn nhọt, viêm tấy, đau nhức; hoa tầm xuân được thu hái khi mới nở, phơi khô, sắc uống, có vị đắng, chát, tính hàn, là thuốc chữa cảm nóng, viêm loét niêm mạc miệng, rong huyết...; quả tầm xuân có vị chua, tính bình được dùng làm thuốc nhuận tràng, chữa phù thũng...; rễ tầm xuân có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, khí hư nhiều, vết thương chảy máu... Tùy theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.

Lá tầm xuân: Có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương.
Chữa ung nhọt: Lá tầm xuân tươi 30g, sấy khô đem tán bột, sau đó trộn bột tầm xuân với mật ong và giấm đắp lên vùng bị nhọt. Hoặc lá và cành non cây tầm xuân, rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên vùng có mụn nhọt. Ngày làm 3-4 lần. Chân bị viêm loét: Lá tầm xuân một nắm to, rửa sạch, đổ nước vào nấu, lấy nước rửa vết thương. Ngày rửa 3 lần.

Hoa tầm xuân:
Viêm loét niêm mạc miệng mạn tính: Lấy 30ml nước từ sương đọng trên hoa tầm xuân vào buổi sớm, đem pha với nước ấm để uống. Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày.

Chữa cảm nóng: Có các triệu chứng tức ngực, buồn nôn và nôn, môi khô miệng khát, chán ăn, mệt mỏi. Hoa tầm xuân 3-9g đem sắc với 300ml còn 100ml, uống ngày 2-3 lần, uống sau khi ăn.  Hoặc hoa tầm xuân và hoa đậu ván trắng, mỗi vị 10g, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà.

Rong huyết: Rễ tầm xuân 30g, ngải cứu già đốt tồn tính 10g, cỏ nhọ nồi 30g, tiên hạc thảo 30g, các vị thuốc đem sắc với 300ml nước còn 100ml, uống ngày một thang. Uống trong 5 ngày.
Quả: Thu hái vào lúc chín, sấy hoặc phơi khô làm thuốc.

Phù do viêm thận: Quả tầm xuân 3-6g, hồng táo 3 quả đem sắc 3 bát nước còn một bát, chia uống 3 lần trong ngày, uống vào lúc đói. Uống trong 7-10 ngày.
Trị chứng táo bón: 10g quả tầm xuân, đại hoàng 3g, sắc uống hằng ngày. Uống trong 5 ngày.

Rễ tầm xuân: Dùng để chữa các bệnh sau:
Kinh nguyệt không đều, khí hư nhiều: Rễ tầm xuân 15-30g, sắc 200ml lấy 50ml, uống ngày 1 lần, uống vào buổi tối. Uống trong 5-7 ngày..
 Vết thương chảy máu: Dùng rễ tầm xuân 15g, sấy khô tán thành bột rắc vào vùng tổn thương. Ngày làm 2-3 lần.

Bích Trâm (st)

Đọc thêm