Năm 2010 được chọn là năm quốc tế về đa dạng sinh học. Chính vì thế Hội nghị lần thứ 10 về Công ước Đa dạng sinh học diễn ra vào tuần tới tại Nagoya, Nhật Bản với mục đích hướng các chính phủ đi vào hành động bảo tồn cuộc sống hoang dã (cho cả động vật và thực vật) chứ không phải chỉ dừng lại ở những lời nói nhàm chán.
|
Cá chết vì ô nhiễm môi trường. |
Kế hoạch đàm phán về các mối đe dọa về sự đa dạng sinh học không giống như ở Copenhagen. Kết quả sẽ không nhắm vào các loài động thực vật cụ thể mà lại nói chung chung về môi trường như làm sạch nước, hấp thụ carbon và cải thiện chất lượng các loại đất… Rất nhiều vấn đề của từng quốc gia đang được thế giới quan ngại. Chẳng hạn như Chính phủ Anh cần có hành động bảo tồn động vật để giảm sốc cho việc đánh bắt cá công nghiệp đang ở mức báo động. Chính phủ Ấn Độ và Indonesia cần ra lệnh cấm câu cá mập để lấy vi (vứt xác lại xuống biển). Chính phủ Nga cần mạnh tay hơn với những người săn bắt trộm. Brazil đang diễn ra nạn phá rừng tràn lan…
Tuần trước, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã thừa nhận năm 2010 là hạn cuối cùng để giảm đà mất đa dạng sinh học. Kết quả một cuộc điều tra của tạp chí khoa học Science đầu năm nay cho thấy những chính phủ đã từng cam kết từ Hội nghị năm 2002 dường như không làm gì. Thay vì học tập từ thất bại này, các quốc gia có ý định lặp lại. Tuần trước Đại hội đồng LHQ đã thảo luận về các kế hoạch không thực thi tốt nhằm đưa ra kế hoạch thực hiện 10 năm từ 2010 tới năm 2020 nhưng không đạt được kết quả.
|
Nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. |
Nhiều người nhận định rằng hội nghị sẽ thất bại như từng gặp phải trong cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu ở Copenhagen (Đan Mạch) vào năm ngoái dù đa dạng sinh học là yếu tố thiết yếu cho sự phát triển bền vững.
TỊNH BẢO