Chuột lao vào nhà cắn người giữa trung tâm thành phố

Buổi sáng, chuột thường chạy vào đục mấy đụn rác có cơm, canh thừa. Đến chiều tối nó chui vào nhà qua các kẽ hỡ, phá phách đủ thứ, thậm chí rạn đến mức nhào ra cắn người.

Buổi sáng, chuột thường chạy vào đục mấy đụn rác có cơm, canh thừa. Đến chiều tối nó chui vào nhà qua các kẽ hỡ, phá phách đủ thứ, thậm chí rạn đến mức nhào ra cắn người.Nạn chuột ở nhiều nơi Chung cư Cô Giang, phường Cô Giang, Q.1 nhếch nhác với những bãi rác đổ bừa bãi và nước bẩn từ các chỗ vệ sinh gần kề phòng ở của người dân là nơi chuột hoạt động thường xuyên. Giữa các lối hẹp dẫn vào các lô của chung cư, chuột chạy ngang nhiên trong sự đi lại của nhiều người. Không chỉ vậy, địa bàn hoạt động của loài gặm nhắm này còn nhằm vào nhà dân.
Chuột hoành hành tại các khu dân cư. (Ảnh: Cù Mến)
Chuột hoành hành tại các khu dân cư. (Ảnh: Cù Mến)
Bà Võ Thị Hoa, 64 tuổi sống tại khu vực này đã gần 8 năm cho biết, các hộ dân tại đây luôn phải chịu cảnh “viếng thăm” và phá phách của "giặc chuột". Đặc biệt, thời gian gần đây, mưa nhiều, nước bẩn và không khí hôi hám, chuột xuất hiện ngày một đông. “Buổi sáng, chuột thường chạy vào đục mấy đụn rác có cơm, canh thừa đến chiều tối nó chui vào nhà qua các kẽ hở, phá phách đủ thứ. Gia đình tôi cũng dùng đủ cách như nuôi mèo, đặt keo dính chuột nhưng cũng không ăn thua”- bà Hoa nói. Không chỉ vào nhà dân tìm thức ăn, chuột còn “lộng hành” mọi ngõ ngách trong phòng. Từ tủ quần áo, chỗ để các vật dụng đến nhà tắm, nhà vệ sinh…Chuột còn hiên ngang chạy qua chạy lại dưới chân chủ nhà. “Chạy vào nhà nhiều lần nên chuột dạn lắm, đuổi ra khỏi phòng rồi nó lại chạy vô. Nhiều đêm lại phải thức giấc canh đuổi chuột”- bà Đậu Thị Đức, 82 tuổi, sống tại chung cư Thanh Đa, quận  Bình Thạnh phản ánh.
 Người  dân sống cạnh kênh Tân Trụ, quận Tân Bình bức xúc vì rác và chuột. (Ảnh:  Thanh Huyền)
 Người dân sống cạnh kênh Tân Trụ, quận Tân Bình bức xúc vì rác và chuột. (Ảnh: Thanh Huyền)
Chị Vy Anh (Nguyễn Cửu Vân, quận Bình Thạnh) kể: Có đêm, hai vợ chồng chị thức trắng để canh chuột. Đến rạng sáng thì bẫy được 5 con chuột. Nhưng chỉ vài ngày sau, chuột  xuất hiện trở lại, chui rúc vào góc tủ làm tổ, cắn phá áo quần, thức ăn... Với nhiều sinh viên sống tại KTX ĐH Kinh tế và ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, trên đường Trần Hưng Đạo, Q.1 thì chuyện “sống” với chuột trở thành vấn đề “bất khả kháng”. Chuột lợi dụng những kẽ hở, ống nước, đường dây điện để thâm nhập vào phòng gặm nhấm sách vở, đồ dùng của sinh viên.
Chỉ được vài ngày, chuột xuất hiện  trở lại, phá phách đồ đạc, cắn phá  quần áo...(Ảnh: Thanh Huyển)
Chỉ được vài ngày, chuột xuất hiện trở lại, phá phách đồ đạc, cắn phá quần áo...(Ảnh: Thanh Huyển)
Sinh viên Trương Thị Lệ Quyên, phòng 310, KTX ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết, lúc đầu mới vào ở, thấy chuột là ù té chạy nhưng chuột lì quá, bắt gặp nhiều nên hết sợ. "Có bữa ngủ trưa phát hoảng tỉnh dậy vì chuột leo lên giường cắn tay mình đau điếng”- Quyên rùng mình kể lại.Nguy cơ truyền bệnh cao Chuột sống phá phách nhà dân, chuột chết lại gây hôi thối và ô nhiễm môi trường. Rất nhiều xác chuột tìm thấy trên các con hẻm và ngay trên đường lộ. Chị Nguyễn Thị Hằng, lao công quét rác trên đoạn đường Đề Thám, Q.1 cho biết rất nhiều lần bắt gặp xác chuột thối rửa bốc mùi kinh khủng, đặc biệt là đang lúc mùa mưa này.
Xác chuột được một số người dân vô ý  thức vứt ra đường là một trong  những nguyên nhân có khả năng gây ra  bệnh dịch. (Ảnh: Thanh  Huyền)
Xác chuột được một số người dân vô ý thức vứt ra đường là một trong những nguyên nhân có khả năng gây ra bệnh dịch. (Ảnh: Thanh Huyền)
Chịu sự hoành hành và phải sống chung với chuột đang là thực trạng thường thấy ở nhiều khu dân cư tại TP.HCM. Điều này không chỉ làm phiền phức đến cuộc sống sinh hoạt của người dân mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của họ bởi hàng loạt bệnh dịch từ chuột có nguy cơ phát sinh và lây lan cao. Theo BS Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, chuột mang trên mình động vật ký sinh nguy hiểm như ve, bọ chét. Khi chuột chết, thân nhiệt lạnh, máu đông cứng khiến lũ ký sinh kia không còn thức ăn bèn bò ra ngoài cắn người và truyền bệnh dịch hạch, xoắn trùng và sốt vàng da. BS Nhân khuyến cáo: Song song với việc diệt chuột bằng thuốc, keo dính, bẫy…quan trọng hơn cả là người dân phải có ý thức sống sạch sẽ, ngăn nắp, không tạo điều kiện cho chuột đến kiếm ăn, làm ổ và sinh đẻ. Người dân không vứt xác chuột chết ra đường làm ô nhiễm môi trường và phát tán vi khuẩn gây bệnh. Người dân cần bỏ xác chuột vào bịch ni lông, sau đó rắc hóa chất sát trùng như vôi bột, nước Javen đậm đặc lên, buộc kín hai đến ba lớp rồi mới bỏ vào thùng rác. Công tác diệt chuột là một trong những nhiệm vụ thường niên mà ngành y tế phải triển khai. Hằng năm, Trung tâm Y tế dự phòng TP. đều phối hợp với các ban ngành liên quan để phát thuốc diệt chuột cho các hộ gia đình. Không chỉ thế, các chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn luôn được ngành y tế coi là những trọng điểm cần phải diệt chuột.
Theo Thanh Huyền - Cù Mến
VietNamNet

Đọc thêm