Gặp 4 sinh viên Văn Trơn, Trúc Hương, Trung Hiếu và Minh Tùng trong buổi trao học bổng mới đây, hoàn cảnh khó khăn của các bạn khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Nhưng tinh thần vượt khó để đạt được thành tích học tập xuất sắc của các bạn thì ai cũng nể phục.
Chia sẻ với chúng tôi, Nguyễn Văn Trơn (sinh viên năm thứ 4, ngành Kỹ thuật môi trường, ĐH An Giang) cho biết, ba mẹ ly hôn nhau lúc Trơn còn nhỏ. Sau đó Trơn về sống với ông bà nội và người chú ở Phú Tân (An Giang). Ông bà nội già nên không lao động được, kinh tế gia đình đều phù thuộc vào công việc buôn bán của chú.
Thấy chú gồng gánh để nuôi vợ con và ông bà nội đã biết bao cực nhọc, Trơn suy nghĩ nếu để chú gánh thêm mình thì sẽ khó khăn hơn. Cậu quyết định vừa học, vừa làm để có thể tự lo phần nào cho bản thân.
Dù thiếu tình thương và sự dìu dắt của ba mẹ từ nhỏ, phải sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng 12 năm học phổ thông, Trơn luôn đạt thành tích khá giỏi. Trơn cho biết, khi đậu vào ĐH An Giang, ngoài việc học thì Trơn còn đi làm làm thêm. Hàng ngày, Trơn đi nhặt bóng ở sân tennis kiếm được 7.000 đồng/giờ. Công việc này Trơn đã làm 3 năm nay để lấy tiền đóng học phí và chi phí học tập.
Trong 3 năm ĐH, Trơn luôn đạt thành tích sinh viên giỏi của Trường ĐH An Giang. Ngoài ra, Trơn cũng đang làm đề tài nghiên cứu cấp trường về lĩnh vực môi trường. Trơn cho biết, muốn nghiên cứu một cái gì đó để góp phần vào việc xử lý môi trường bị ô nhiễm hiện nay.
Là sinh viên nữ duy nhất được nhận học bổng DPM tại ĐH Cần Thơ sáng 26/12, Nguyễn Thị Trúc Hương khiến chúng tôi chú ý. Cô sinh viên nhỏ nhắn quê Tiền Giang này đang học năm thứ 4 ngành Trồng trọt, ĐH Cần Thơ.
Nói về hoàn cảnh gia đình, Hương cho biết có 8 anh chị em nhưng chỉ có một mình Hương được đi học. Do hoàn cảnh khó khăn nên các anh chị của Hương lập gia đình rồi ra ở riêng, từ đó cuộc sống của ai nấy lo. Hương ở với ba mẹ và em trai. Vì ba mẹ đã lớn tuổi nên em trai của Hương phải nghỉ học ở nhà phụ ba mẹ làm ruộng.
Biết mình được gia đình “ưu tiên” nên Hương cố gắng học thật tốt để không phụ lòng ba mẹ. Hai năm lớp 1 và 2, Hương đạt học sinh khá giỏi. Nhưng từ năm lớp 3 đến lớp 12 Hương lại “tăng” thành tích lên loại xuất sắc. Trong khi đó, thành tích của Hương ở ĐH vẫn rất “đỉnh”, 3 năm qua luôn ở mức xuất sắc.
Do gia đình không gửi tiền thường xuyên nên từ cuối năm thứ nhất ĐH, Hương đi dạy thêm, mỗi tháng được 300.000 đồng; bên cạnh đó, có thêm học bổng khuyến khích của trường nên Hương có thể tự lo chi phí học tập và ăn uống hàng ngày.
Chia sẻ ước mơ với chúng tôi, Hương cho biết là muốn ra trường được làm đúng chuyên ngành. Hương nói: “Em học ngành Trồng trọt nên có thể em sẽ về quê, sử dụng kiến thức của mình đã học được để góp phần vào việc phục vụ cho người dân trồng lúa”.
Một sinh viên quê ở Vĩnh Long là Phạm Trung Hiếu (ngành Cơ khí chế tạo máy, năm thứ 4, ĐH Cần Thơ) cũng không thua kém bạn bè ở thành tích học tập.
Hoàn cảnh của Hiếu có phần khó hơn, Hiếu cho biết hiện ba em đang bị bệnh nên không làm việc được. Kinh tế gia đình chủ yếu nhờ vào gánh bánh dạo của mẹ. Mỗi ngày mẹ cũng chỉ kiếm được chừng 50.000 đồng nhưng để chi phí cho tiền thuốc của ba, tiền ăn hàng ngày thì lúc nào cũng thiếu trước hụt sau.
Hiểu được hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhiều lúc Hiếu định nghỉ học. “Mẹ em nhất quyết không cho em nghỉ mà luôn khuyên em cố gắng học cho tốt, còn mọi việc khác để mẹ lo” - Hiếu bộc bạch. Không để phụ lòng người mẹ sớm hôm tần tảo, trong 12 năm học phổ thông, Hiếu luôn đạt thành tích giỏi.
Khi vào được ĐH, biết chi phí sẽ nhiều thì gánh nặng của mẹ sẽ nặng thêm, Hiếu quyết định vừa học, vừa đi làm hồ và phụ ở các xưởng cơ khí để kiếm thêm thu nhập lo cho bản thân. Hiếu nói: “Em phải đi làm thêm thôi chứ nếu nhờ vào mẹ thì không thể kham nổi, những lúc cần thiết lắm, em mới xin tiền mẹ”.
Dù vừa học, vừa làm nhưng suốt 3 năm học tại ĐH Cần Thơ, Hiếu luôn đạt được thành tích sinh viên giỏi, xuất sắc. Ngoài ra, Hiếu cũng đang nghiên cứu khoa học một số đề tài liên quan đến chuyên ngành được nhà trường đánh giá cao.
Để có tiền học tập, đỡ đần gánh nặng cho gia đình, khi bước vào giảng đường ĐH, Nguyễn Minh Tùng (quê Bến Tre, đang học năm 4, ngành Kỹ thuật môi trường, ĐH Cần Thơ) nhận dạy kèm thêm và làm bảo vệ.
Nhà Tùng có 5 anh em, 2 người anh đã có vợ ra ở riêng. Tùng còn 1 người anh đang học cao học và 1 người em đang học năm nhất ĐH Tây Đô. Ba mẹ Tùng đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn cố gắng làm 7 công ruộng để nuôi gia đình.
Tùng cho biết, làm ruộng chỉ được mùa nhất định chứ không xuyên suốt nên chi phí cho việc ăn học của các anh em Tùng không phải lúc nào cũng có. Không để ba mẹ phải chạy vạy ngược xuôi vì tiền học nên anh em của Tùng vừa học, vừa làm. “Em xin đi làm bảo vệ ở khoa của em đang học, kiếm mỗi tháng cũng được 600.00 đồng. Với số tiền này, em dè xẻn cũng đủ lắp qua bù lại hằng ngày” - Tùng nói.
Trong 3 năm ĐH, Tùng luôn đạt loại giỏi. Với thành tích này, Tùng có thêm học bổng khuyến khích của trường nên cũng đỡ đần phần nào. Nếu có dư dả thì Tùng phụ thêm ba mẹ nuôi em trai.
Tùng cho biết, sau này ra trường muốn đi học cao học để nâng cao kiến thức. Sau đó, Tùng sẽ xin đi làm cảnh sát môi trường để góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường sống hiện nay.
Chia sẻ với chúng tôi, Nguyễn Văn Trơn (sinh viên năm thứ 4, ngành Kỹ thuật môi trường, ĐH An Giang) cho biết, ba mẹ ly hôn nhau lúc Trơn còn nhỏ. Sau đó Trơn về sống với ông bà nội và người chú ở Phú Tân (An Giang). Ông bà nội già nên không lao động được, kinh tế gia đình đều phù thuộc vào công việc buôn bán của chú.
Thấy chú gồng gánh để nuôi vợ con và ông bà nội đã biết bao cực nhọc, Trơn suy nghĩ nếu để chú gánh thêm mình thì sẽ khó khăn hơn. Cậu quyết định vừa học, vừa làm để có thể tự lo phần nào cho bản thân.
|
Nguyễn Văn Trơn đang học năm 4, ngành Kỹ thuật môi trường, ĐH An Giang. |
Dù thiếu tình thương và sự dìu dắt của ba mẹ từ nhỏ, phải sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng 12 năm học phổ thông, Trơn luôn đạt thành tích khá giỏi. Trơn cho biết, khi đậu vào ĐH An Giang, ngoài việc học thì Trơn còn đi làm làm thêm. Hàng ngày, Trơn đi nhặt bóng ở sân tennis kiếm được 7.000 đồng/giờ. Công việc này Trơn đã làm 3 năm nay để lấy tiền đóng học phí và chi phí học tập.
Trong 3 năm ĐH, Trơn luôn đạt thành tích sinh viên giỏi của Trường ĐH An Giang. Ngoài ra, Trơn cũng đang làm đề tài nghiên cứu cấp trường về lĩnh vực môi trường. Trơn cho biết, muốn nghiên cứu một cái gì đó để góp phần vào việc xử lý môi trường bị ô nhiễm hiện nay.
Là sinh viên nữ duy nhất được nhận học bổng DPM tại ĐH Cần Thơ sáng 26/12, Nguyễn Thị Trúc Hương khiến chúng tôi chú ý. Cô sinh viên nhỏ nhắn quê Tiền Giang này đang học năm thứ 4 ngành Trồng trọt, ĐH Cần Thơ.
Nói về hoàn cảnh gia đình, Hương cho biết có 8 anh chị em nhưng chỉ có một mình Hương được đi học. Do hoàn cảnh khó khăn nên các anh chị của Hương lập gia đình rồi ra ở riêng, từ đó cuộc sống của ai nấy lo. Hương ở với ba mẹ và em trai. Vì ba mẹ đã lớn tuổi nên em trai của Hương phải nghỉ học ở nhà phụ ba mẹ làm ruộng.
Biết mình được gia đình “ưu tiên” nên Hương cố gắng học thật tốt để không phụ lòng ba mẹ. Hai năm lớp 1 và 2, Hương đạt học sinh khá giỏi. Nhưng từ năm lớp 3 đến lớp 12 Hương lại “tăng” thành tích lên loại xuất sắc. Trong khi đó, thành tích của Hương ở ĐH vẫn rất “đỉnh”, 3 năm qua luôn ở mức xuất sắc.
|
Nguyễn Thị Trúc Hương đang học năm 4, ngành Trồng trọt, ĐH Cần Thơ. |
Do gia đình không gửi tiền thường xuyên nên từ cuối năm thứ nhất ĐH, Hương đi dạy thêm, mỗi tháng được 300.000 đồng; bên cạnh đó, có thêm học bổng khuyến khích của trường nên Hương có thể tự lo chi phí học tập và ăn uống hàng ngày.
Chia sẻ ước mơ với chúng tôi, Hương cho biết là muốn ra trường được làm đúng chuyên ngành. Hương nói: “Em học ngành Trồng trọt nên có thể em sẽ về quê, sử dụng kiến thức của mình đã học được để góp phần vào việc phục vụ cho người dân trồng lúa”.
Một sinh viên quê ở Vĩnh Long là Phạm Trung Hiếu (ngành Cơ khí chế tạo máy, năm thứ 4, ĐH Cần Thơ) cũng không thua kém bạn bè ở thành tích học tập.
Hoàn cảnh của Hiếu có phần khó hơn, Hiếu cho biết hiện ba em đang bị bệnh nên không làm việc được. Kinh tế gia đình chủ yếu nhờ vào gánh bánh dạo của mẹ. Mỗi ngày mẹ cũng chỉ kiếm được chừng 50.000 đồng nhưng để chi phí cho tiền thuốc của ba, tiền ăn hàng ngày thì lúc nào cũng thiếu trước hụt sau.
Hiểu được hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhiều lúc Hiếu định nghỉ học. “Mẹ em nhất quyết không cho em nghỉ mà luôn khuyên em cố gắng học cho tốt, còn mọi việc khác để mẹ lo” - Hiếu bộc bạch. Không để phụ lòng người mẹ sớm hôm tần tảo, trong 12 năm học phổ thông, Hiếu luôn đạt thành tích giỏi.
|
Phạm Trung Hiếu đang học năm 4, ngành Cơ khí chế tạo máy, ĐH Cần Thơ. |
Khi vào được ĐH, biết chi phí sẽ nhiều thì gánh nặng của mẹ sẽ nặng thêm, Hiếu quyết định vừa học, vừa đi làm hồ và phụ ở các xưởng cơ khí để kiếm thêm thu nhập lo cho bản thân. Hiếu nói: “Em phải đi làm thêm thôi chứ nếu nhờ vào mẹ thì không thể kham nổi, những lúc cần thiết lắm, em mới xin tiền mẹ”.
Dù vừa học, vừa làm nhưng suốt 3 năm học tại ĐH Cần Thơ, Hiếu luôn đạt được thành tích sinh viên giỏi, xuất sắc. Ngoài ra, Hiếu cũng đang nghiên cứu khoa học một số đề tài liên quan đến chuyên ngành được nhà trường đánh giá cao.
Để có tiền học tập, đỡ đần gánh nặng cho gia đình, khi bước vào giảng đường ĐH, Nguyễn Minh Tùng (quê Bến Tre, đang học năm 4, ngành Kỹ thuật môi trường, ĐH Cần Thơ) nhận dạy kèm thêm và làm bảo vệ.
Nhà Tùng có 5 anh em, 2 người anh đã có vợ ra ở riêng. Tùng còn 1 người anh đang học cao học và 1 người em đang học năm nhất ĐH Tây Đô. Ba mẹ Tùng đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn cố gắng làm 7 công ruộng để nuôi gia đình.
Tùng cho biết, làm ruộng chỉ được mùa nhất định chứ không xuyên suốt nên chi phí cho việc ăn học của các anh em Tùng không phải lúc nào cũng có. Không để ba mẹ phải chạy vạy ngược xuôi vì tiền học nên anh em của Tùng vừa học, vừa làm. “Em xin đi làm bảo vệ ở khoa của em đang học, kiếm mỗi tháng cũng được 600.00 đồng. Với số tiền này, em dè xẻn cũng đủ lắp qua bù lại hằng ngày” - Tùng nói.
|
Nguyễn Minh Tùng đang học năm 4, ngành Kỹ thuật môi trường, ĐH Cần Thơ. |
Trong 3 năm ĐH, Tùng luôn đạt loại giỏi. Với thành tích này, Tùng có thêm học bổng khuyến khích của trường nên cũng đỡ đần phần nào. Nếu có dư dả thì Tùng phụ thêm ba mẹ nuôi em trai.
Tùng cho biết, sau này ra trường muốn đi học cao học để nâng cao kiến thức. Sau đó, Tùng sẽ xin đi làm cảnh sát môi trường để góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường sống hiện nay.
Theo Dân Trí