Ông là người duy nhất trong hơn 200 người được xướng tên đã "trúng" một căn hộ mà không cười.
Ngày 24/11, Công ty Vinaconex Xuân Mai tổ chức bốc thăm quyền mua 226 căn hộ thu nhập thấp cho 501 hồ sơ thuộc diện được bốc thăm. Trong dòng người tấp nập và háo hức, một người đàn ông lặng lẽ chống nạng gỗ đứng xếp hàng. Nhưng ông là người duy nhất trong hơn 200 người được xướng tên đã "trúng" một căn hộ mà không cười. Ông bật khóc…
Đi hàng nghìn ki lô mét để bốc thăm
"Tôi vừa đưa 4 bộ hài cốt về, 2h sáng nay mới tới Hà Đông (Hà Nội). Đi từ miền Đông Nam Bộ ra đây mất hàng ngàn ki lô mét mà có được nghỉ giây phút nào đâu, vừa ra là lại tấp tểnh lo xuống Xuân Mai bốc thăm mua nhà", ông Phạm Văn Nam kể.
Ngày 24/11, Công ty Vinaconex Xuân Mai tổ chức bốc thăm quyền mua 226 căn hộ thu nhập thấp cho 501 hồ sơ thuộc diện được bốc thăm. Trong dòng người tấp nập và háo hức, một người đàn ông lặng lẽ chống nạng gỗ đứng xếp hàng. Nhưng ông là người duy nhất trong hơn 200 người được xướng tên đã "trúng" một căn hộ mà không cười. Ông bật khóc…
Đi hàng nghìn ki lô mét để bốc thăm
"Tôi vừa đưa 4 bộ hài cốt về, 2h sáng nay mới tới Hà Đông (Hà Nội). Đi từ miền Đông Nam Bộ ra đây mất hàng ngàn ki lô mét mà có được nghỉ giây phút nào đâu, vừa ra là lại tấp tểnh lo xuống Xuân Mai bốc thăm mua nhà", ông Phạm Văn Nam kể.
|
Sau khi "trúng" nhà, ông lại lặng lẽ chống nạng trở về |
Khi chúng tôi hỏi vì sao ông phải chống nạng mà không thuộc diện chính sách, ông trầm ngâm rồi bật khóc. Sau một hồi bình tĩnh lại, đôi mắt đỏ hoe, ông Nam chậm rãi kể: "Tôi bây giờ vẫn đang là liệt sỹ chứ không phải thương binh. Tuy nhiên khi thấy thông báo Nhà nước có chính sách bán nhà cho những người thu nhập thấp, có ưu tiên cho gia đình chính sách; hơn nữa, ngân hàng lại có chính sách cho vay và việc thanh toán chia làm nhiều đợt nên mới đi làm hồ sơ, chứ không thì chả dám mơ một căn nhà như thế". Theo ông Nam, khi tới nộp hồ sơ mua nhà theo diện gia đình chính sách, được công ty hướng dẫn về làm thủ tục xác nhận. Ông đi xác nhận của các cơ quan, từ phường tới quận với 6 cái dấu đỏ chót lên nộp cho công ty. Nhưng sau họ lại thông báo chưa nhận được thế là lại chống nạng gỗ đi xin lại để nộp bổ sung. Nhưng hồ sơ ấy vẫn không được xét mua thẳng mà phải bốc thăm may rủi. "Tôi thế này đi lại có dễ dàng gì, hai viên đạn găm vào đầu, chân thì chống nạng. Nhà có 17m2 mà tới 6 người ở, lại là ở nhờ nhà mẹ nên mới cố nộp hồ sơ. Nhưng thôi, được thì tốt không thì lại về cái túp lều ấy ở chứ biết làm sao", ông buồn bã nói. Lãnh đạo quận chúc mừng
Giờ ông ấy là người... bình thường Trao đổi với chúng tôi về trường hợp của ông Nam, ông Nguyễn Văn Đa, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vinaconex Xuân Mai nói: Đáng lẽ ông ấy được 100 điểm nhưng liên ngành bảo nếu đã có giấy báo tử nghĩa là liệt sỹ thì không thể đi đăng ký mua nhà, còn là thương binh thì chưa phải vì còn đang phải xét. Giờ ông ấy là người bình thường và chỉ có 90 điểm. Ông ấy phải chấp nhận thế để bốc thăm. |
Trong câu chuyện với ông Nam, khi chúng tôi ngỏ ý muốn tới nhà ông để hỏi kỹ thêm một vài chi tiết, ông bảo: "Cứ tới đầu đường Bế Văn Đàn (quận Hà Đông), hỏi Nam hài cốt thì ai cũng biết". Gặp lại ông Nam sáng 25/11, ông cho biết sau khi biết tin ông đã bốc thăm được quyền mua căn hộ dành cho người thu nhập thấp thì có rất nhiều người đã gọi điện tới chúc mừng. "Ngay chiều qua, cả Bí thư lẫn Chủ tịch quận đều gọi điện chúc mừng tôi", ông Nam kể. Cũng theo ông Nam, trong quá trình ông đi xác nhận hồ sơ là thương binh để được hưởng quyền mua nhà theo diện chính sách, các ban, ngành, đoàn thể từ phường tới quận và thành phố đều rất ủng hộ, tạo điều kiện và cho rằng "trường hợp của ông không được thì còn ai được". Lúc nhận hồ sơ, cán bộ công ty cũng bảo sẽ đề xuất lên lãnh đạo của họ nhưng cuối cùng vẫn phải bốc thăm. "Cũng may mình là một trong số những người được quyền mua nhà, mừng đấy nhưng cũng lo đấy, lo làm thủ tục đi vay ngân hàng", ông Nam đăm chiêu. Khi Công ty Vinaconex Xuân Mai công bố danh sách người được quyền mua căn hộ thu nhập thấp, rất nhiều tiếng cười, hét, hú... của những người "trúng" vang lên. Lúc tên Phạm Văn Nam được thông báo, chúng tôi quan sát thấy ông Nam không hề biểu lộ tình cảm mặc dù trước đó ông tỏ ra rất chăm chú lắng nghe. Khi biết mình đã được quyền mua căn nhà thu nhập thấp, ông chỉ lặng lẽ châm điếu thuốc rít một hơi dài, ánh mắt nhìn xa xăm. Có lẽ, sau khi đã toại nguyện ước mơ có một căn hộ của riêng mình, ông chạnh lòng nghĩ tới những người bạn đã từng vào sinh ra tử trên các chiến trường giờ vẫn còn phải nằm lạnh lẽo ở một nơi nào đó...
Chuyện về "Nam hài cốt"
Năm 1973, chàng thanh niên 17 tuổi Phạm Văn Nam lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Năm 1977, trong một trận chiến đấu tại biên giới Tây Nam, anh bị thương rất nặng, huyết áp không đo được, mạch cũng không còn, nghĩ là anh đã hy sinh nên đồng đội bọc anh vào túi nilon, chờ để mang chôn cất. Bị thương và ngất lịm từ 9 giờ sáng, đến 9 giờ tối, sương xuống thấm lạnh nên anh Nam bắt đầu tỉnh lại và cử động. Thật may mắn một đồng đội đã kiểm tra lại, thấy anh còn thở nên anh được chuyển về tuyến sau. Ngay lúc đó, quân Pol pot kéo đến. Sau trận đánh ác liệt, nhiều người hy sinh, thi thể không còn nguyên vẹn, trong đó có cả người đồng đội đã phát hiện ra anh còn sống. Khi đơn vị khác vào tiếp quản, chỉ thấy bọc ny lon mà đồng đội quấn cho anh trước đó với những thông tin tên tuổi, đơn vị... họ hoàn tất thủ tục để đến năm 1978 gia đình anh Nam nhận được giấy báo tử. Năm 1991, ông trở về quê nhà trong sự ngạc nhiên của gia đình và làng xóm. Năm 1995, ông Nam bắt đầu hành trình đi đòi quyền được làm người còn sống. Ban đầu, ông đi đến Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây (cũ) để trả giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công. Nhưng 15 năm nay, hành trình "đi tìm lại chính mình" của ông vẫn chưa có hồi kết, cơ quan chức năng thì vẫn hứa và hứa… Chứng kiến cảnh còn nhiều gia đình âm thầm chịu đựng nỗi đau khi người thân chưa trở về, dù chỉ là một chút di cốt, ông Nam đã quyết định làm một việc đầy ý nghĩa: Đi tìm đồng đội. |
Theo Võ Hải
GĐ&XH