Chuyện ít người biết tại Liên hoan phim Quốc tế Việt Nam

LHP Quốc tế Việt Nam (VNIFF) đã khép lại với nhiều dư âm, cả tích cực lẫn tiêu cực. Sự hoành tráng của một số sự kiện, sự tụ hội của những ngôi sao, các xôn xao về những bất cập.. bên cạnh những điều tạo quan tâm rộng rãi với báo chí cũng như công chúng, còn nhiều điều ít biết.

LHP Quốc tế Việt Nam (VNIFF) đã khép lại với nhiều dư âm, cả tích cực lẫn tiêu cực. Sự hoành tráng của một số sự kiện, sự tụ hội của những ngôi sao, các xôn xao về những bất cập.. bên cạnh những điều tạo quan tâm rộng rãi với báo chí cũng như công chúng, còn nhiều điều ít biết. Chúng tôi đã có trao đổi với chị Ngô Thị Bích Hạnh, Giám đốc Công ty BHD, đơn vị góp sức vào VNIFF (theo hình thức xã hội hóa) từ khi thai nghén đến lúc thành hình để hiểu thêm về những khía cạnh này.
Các tác giả của những phim truyện  nhựa tranh giải tại LHP giới thiệu,  chia sẻ về tác phẩm của mình
Các tác giả của những phim truyện nhựa tranh giải tại LHP giới thiệu, chia sẻ về tác phẩm của mình
Lần đầu tiên, Việt Nam tổ chức được một sự kiện điện ảnh tầm khu vực. Ngoài triển vọng là cú hích tác động tới không khí điện ảnh trong nước, sự xuất hiện muộn màng này của VNIFF có chút tiềm năng ảnh hưởng nào ra bên ngoài không, theo chị?
Trong khu vực Đông Nam Á, hiện LHP Singapore đã có thâm niên tương đối nhưng cũng chưa tạo được nhiều tiếng tăm, có lẽ vì bản thân điện ảnh Sing cũng chưa phải một nền điện ảnh lớn. LHP Bangkok (Thái Lan) đã xây dựng được vị thế trong khu vực hiện tại cũng đang bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng chính trị và đang phải thay đổi ban tổ chức.
Vì vậy, nhu cầu chung của thế giới cần một LHP mạnh ở khu vực châu Á, đặc biệt là tập trung vào khu vực Đông Nam Á. Đây là điều nhiều nhà điện ảnh thế giới quan tâm và đó cũng là một lợi thế của LHP Việt Nam trong bước khởi đầu.VNIFF đã thu hút được tương đối tên tuổi điện ảnh có tầm cỡ quốc tế, như những người có vai vế tại các LHP Venice, Cannes, Pusan, Hồng Kông, Singapore, các tổ chức Oscar, NETPAC… cũng như một số nhà làm phim có tiếng. Có một tò mò, việc mời được họ, thù lao có lớn không? Thực ra đối với hầu hết các LHP, việc mời các nhà làm phim đến làm giám khảo hay các nhà điện ảnh tham gia vào các công việc cố vấn, tư vấn thì thù lao không phải là điều quan trọng. Vì thù lao của họ rất lớn. Những tên tuổi đã đến với VNIFF lần này, vấn đề họ có mặt không phải vì tiền, vì tiền với họ rất vô cùng.VNIFF còn quá non trẻ và điện ảnh Việt cũng chưa có tiếng tăm, vị thế trên trường quốc tế, thậm chí ngay cả trong khu vực. Khi vấn đề không phải ở thù lao, BTC có mất nhiều thời gian không để quy tụ được khá nhiều cái tên đảm bảo uy tín như vậy ngay trong lần tổ chức đầu tiên? Với nhiều đồng nghiệp trong cộng đồng điện ảnh quốc tế, họ có tâm thế muốn hỗ trợ, ủng hộ những bước phát triển của các nền điện ảnh. Họ đến với mình cũng là mong muốn hỗ trợ cùng mình để xây dựng một LHP tốt. Với những người này, họ phải thực sự tin tưởng vì tất nhiên họ không cần và không muốn xuất hiện ở một sự kiện có thể ảnh hưởng đến uy tín của họ, nên bản thân mình phải làm tốt công tác chuẩn bị để họ tin tưởng. Đó cũng là điều mà BTC đã phải làm trong suốt thời gian chuẩn bị cho VNIFF. Anh Sinh, chị Hiền (ông Lại Văn Sinh – Cục trưởng Cục Điện ảnh, bà Ngô Thị Bích Hiền – GĐ Công ty BHD Chi nhánh TP.HCM) cũng đã thường xuyên đi các LHP khác nhau trên thế giới để gặp gỡ, trao đổi…Cụ thể thì, với BGK, chẳng hạn như ông Marco Meuller – GĐ LHP Venice và đạo diễn Phillip Noyce, có khó khăn không để thuyết phục họ nhận lời? Nếu nhìn vào danh sách BGK, sẽ thấy là những người có cảm tình với Việt Nam. Ông Marco Meuller, Giám đốc LHP Venice là nơi đã 2 lần tuyển chọn các tác phẩm điện ảnh nghệ thuật của Việt Nam để giới thiệu trong khuôn khổ LHP này (phim ngắn “Khi tôi 20” của đạo diễn Phan Đăng Di năm 2008 nhưng phim thuộc diện “lưu hành nội bộ” nên bỏ lỡ sự kiện này; phim truyện dài “Chơi vơi” tham gia hạng mục Orrizonti năm 2009 và dành giải FIPRESCI của Hiệp hội Phê bình Phim quốc tế - PV). Đạo diễn Phillip Noyce cũng rất yêu Việt Nam. Ông rất vui khi được mời vì có cơ hội quay lại Việt Nam giao lưu với khán giả và gặp gỡ những người làm phim ở một đất nước mà ông đã từng làm phim. Nhà quay phim Francois Catonne cũng bày tỏ sự xúc động khi trở lại nơi mà ông quay phim “Đông Dương” đã từng đoạt giải Oscar.Trong poster và những lời giới thiệu có đề cập đến việc LHP nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên, trong chuỗi tất cả các hoạt động của LHP thì yếu tố này chìm khuất đâu đó? LHP quốc tế là một hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, dù rằng diễn ra muộn hơn so với sự kiện đó. Tinh thần của nó là kết tinh của cái cũ và mới. Nếu để ý sẽ thấy cách sắp xếp của LHP, những hình ảnh của Hà Nội cổ và Hà Nội mới song hành. Ngay từ cách chọn địa điểm tổ chức, văn phòng chính của LHP và các hoạt động hội thảo, giao lưu, chiếu phim ngoài trời là ở Nhà hát Lớn, ở trung tâm thành phố cũ. Còn lễ khai mạc và bế mạc tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia là trung tâm của một Hà Nội mới. Rạp chiếu phim cũng ở cả 2 khu vực trung tâm thành phố khu cũ và khu mới. Như rạp MegaStar và TT Chiếu phim Quốc gia ở nội đô, còn rạp Platinum Cinema ở khu ngoại vi. Chúng tôi không quảng bá Hà Nội qua những triển lãm, những chùm phim, mà tôi nghĩ hình ảnh Hà Nội được giới thiệu qua cách sắp xếp ấy.Tại VNIFF lần này không có chợ phim. Đó là do thời gian gấp gáp nên BTC chưa tổ chức được hoạt động này, hay đó là chọn lựa của VNIFF? Tổ chức chợ phim là rất khó. Nếu mọi người biết, những LHP có chợ phim hầu hết là những LHP lớn. Về bản chất, LHP là liên hoan - phim… Không có chợ thì vẫn có những hoạt động quảng bá cho phim ảnh, vẫn có những người trong nghề đến xem, và có thể chọn những phim hay để mua. Hành động mua bán vẫn có thể xảy ra mà không hề cần chợ, không nhất thiết phải tạo chợ. Chợ phải có người mua người bán. Nếu tổ chức ra một cái chợ mà không có người mua bán thì rất tẻ. Do đó, chợ phim có lẽ chưa phải là hướng đi của VNIFF kể cả trong những lần tổ chức tới.Một câu hỏi cuối. Hai bộ phim dự giải của Việt Nam lần này đều về đề tài xưa cũ, có phần nào đó vênh với 8 bộ phim dự thi khác, trong khi “Cánh đồng bất tận” của BHD về đề tài đương đại nhận được khá nhiều phản hồi tích cực lại từ chối cơ hội này. Đã từng có ý định tham gia VNIFF, rồi lại rút, chọn lựa như vậy, chị có tiếc không? Tôi nghĩ là không tiếc, vì việc BHD làm phim “Cánh đồng bất tận” là vì mình muốn làm một bộ phim dựa trên câu chuyện mình yêu thích. Vấn đề tham dự giải không phải là vấn đề mình đặt lên đầu tiên nên không tiếc. Nếu làm phim với mục đích tham dự LHP thì nó mất mất cái gốc của vấn đề. Cái gốc là người ta phải thích làm bộ phim ấy, còn khi bộ phim làm xong rồi, đời sống của nó như thế nào tuỳ thuộc vào khán giả.Xin cảm ơn chị.
Theo Minh Phương
VnMedia

Đọc thêm