Chuyện thủy thủ mắc cạn

Ngậm ngùi nhìn các tàu bạn được cứu hộ thành công và vươn ra biển lớn, đến nay, chiếc Thái Sơn 02 trọng tải 3.000 tấn bị mắc cạn ở bờ biển đường Nguyễn Tất Thành từ cơn bão số 9 cách đây hơn 4 tháng vẫn nằm im. Đội cứu hộ lại tiếp tục tìm mọi cách để đưa tàu ra biển, trong khi đó, những người bám trụ với tàu đã thấm thía nỗi cô đơn, thiếu thốn nước sạch, điện đóm và tình cảm gia đình, bè bạn.

Ngậm ngùi nhìn các tàu bạn được cứu hộ thành công và vươn ra biển lớn, đến nay, chiếc Thái Sơn 02 trọng tải 3.000 tấn bị mắc cạn ở bờ biển đường Nguyễn Tất Thành từ cơn bão số 9 cách đây hơn 4 tháng vẫn nằm im. Đội cứu hộ lại tiếp tục tìm mọi cách để đưa tàu ra biển, trong khi đó, những người bám trụ với tàu đã thấm thía nỗi cô đơn, thiếu thốn nước sạch, điện đóm và tình cảm gia đình, bè bạn.

Thiếu nước, cả tuần mới tắm giặt một lần

Dự kiến, con tàu Thái Sơn 02 sẽ ra biển vào nửa đầu tháng Giêng Canh Dần.

Dự kiến, con tàu Thái Sơn 02 sẽ ra biển vào nửa đầu tháng Giêng Canh Dần.  

Sau nhiều ngày mắc cạn, 14 người trên chiếc Thái Sơn 02 thuộc Công ty TNHH TM Vận tải biển Long Thịnh đã lần lượt rời tàu. Kẻ về quê, người chuyển công tác để bảo đảm thu nhập. Chỉ còn lại anh Phạm Mạnh Thắng, Phó tàu phụ trách thủy thủ và boong tàu, cùng một người nữa lo việc giấy tờ. Nước dự trữ trước khi tàu gặp nạn đã hết sạch từ lâu. Mấy tháng nay, hai anh em phải thay phiên nhau hứng nước mưa, hoặc “sang sang” thì xin được ít nước sạch của bà con xung quanh về dùng. Thành ra, chỉ có việc nấu thức ăn hằng ngày là được ưu tiên dùng nước, còn tắm rửa, giặt giũ được xếp vào thứ yếu. Anh Thắng bảo, gần 5 năm lênh đênh trên biển, từ Nhật Bản đến Ấn Độ và hầu hết các nước châu Á, chưa bao giờ anh không tắm, không giặt cả tuần như bây giờ.

Thiếu nước, hai người còn thiếu cả tình cảm bè bạn và sự giao kết với con người. Bữa nào buồn buồn, cả hai lang thang vào khu dân cư, uống ly cà-phê rồi trò chuyện quanh quẩn với mấy bác, mấy anh trong quán. Xong lại về tàu, lại sớm hôm vào ra nhìn mặt nhau. Trước đây, đi trên biển hàng mấy tháng trời, tuy xa nhà, nhưng họ còn được trò chuyện, hàn huyên với cả thủy thủ đoàn, những người cùng chung vai sát cánh vượt biển với mình. Anh Thắng tâm sự: “Không quen biết, không người thân thích, buồn lắm! Muốn về quê thăm gia đình cũng không về được”. Vì đã làm cho tàu nhiều năm, không nỡ nhìn con tàu không người coi ngó, anh vẫn gắng bám trụ, nhưng nay, khi Tết đã gần kề, anh cứ nôn nao được về quê sum vầy bên gia đình. 

Ra Giêng, tàu mới ra biển

Anh Phạm Mạnh Thắng (người ngoài cùng từ trái sang) đang trông coi việc cứu hộ.

Anh Phạm Mạnh Thắng (người ngoài cùng từ trái sang) đang trông coi việc cứu hộ. 

Sau các thủ  tục xin phép cần thiết, con tàu đang được giải cứu từ đầu tháng 1 bởi đội cứu hộ đã từng cứu thành công hai chiếc tàu Thành An 27 và Lucky - VN09 ba tháng trước do ông Nguyễn Văn Nhung quản lý. Tuy nhiên, theo anh Thắng, do trọng tải tàu Thái Sơn 02 lớn gấp ba lần hai chiếc kia, nên đội cứu hộ đang đặt mua thêm 6 phao chứa khí nén đặc chủng mới đủ 16 phao để nâng con tàu này lên. Do tàu mắc cạn lâu ngày, bị cát bồi lấp, các công nhân của đội cứu hộ phải hì hục xúc từng xẻng cát nhỏ cho vào dưới gầm tàu, giúp mặt cát ở ngoài và trong gầm tàu ngang bằng nhau. Vì vậy, theo anh Thắng, với tiến độ đó, khoảng giữa tháng Giêng Âm lịch năm Canh Dần, con tàu mới có thể tiến ra biển.

Nghĩa là, con tàu vẫn ở trong tình trạng mất điện trước khi ra nước, vì hệ thống điện trên tàu chỉ vận hành được khi có nước làm mát máy. Vì thế, mỗi đêm, nằm ngủ trong ánh đèn dầu, hai anh em lại giật mình trở dậy, lo ngay ngáy khi nghe bất kỳ tiếng động nào dù nhỏ. Chỉ có hai người suốt ngày canh gác để đồ đạc trên tàu không bị kẻ gian trộm mất, ai cũng lo lắng. “May mà xứ này bình yên, con người cũng hiền lành, nên ngoài vài sự cố nhỏ như thanh niên say xỉn thỉnh thoảng tới gây sự, chúng tôi không gặp phải phiền hà gì đáng kể”, anh Thắng cho hay.

Bài và  ảnh: HẰNG VANG

Đọc thêm