Chuyện vui mèo nhân năm Mão

Mèo là con vật rất gần gũi thân thiện với người dân Việt. Công dụng đầu tiên của nó là... bắt chuột. Khi mà hơn 90 phần trăm dân Việt ở nông thôn thì đồng nghĩa với việc các căn nhà ấy cũng là nơi trú ẩn đầm ấm no đủ của họ nhà chuột...

Chuyện vui mèo nhân năm Mão ảnh 1
 
Mèo là con vật rất gần gũi thân thiện với người dân Việt. Công dụng đầu tiên của nó là... bắt chuột. Khi mà hơn 90 phần trăm dân Việt ở nông thôn thì đồng nghĩa với việc các căn nhà ấy cũng là nơi trú ẩn đầm ấm no đủ của họ nhà chuột. Nhà nông có mấy loại con không thể không nuôi: Chó để giữ nhà (và cả để dọn vệ sinh cho em bé, làm thực phẩm khi cần...), mèo để bắt chuột, gà vịt để làm thức ăn và trâu bò vừa là sức kéo vừa là của cải lớn. Trong đó chó và mèo có vẻ thân thiện với người hơn, vì chúng khôn hơn đã đành, mà còn bởi chúng có điều kiện ở chung với người, chó ở trong nhà, còn mèo thì thậm chí là ngủ chung với chủ, coi cái giường của chủ là cái ổ, thậm chí là ổ đẻ của mình.


Ở thành phố thì công dụng bắt chuột của mèo ít hơn, vì phần lớn là nhà hộp, có chú chuột nào lạc vào, chỉ một chốc là bị người dồn bắt chết tươi ngay. Thì mèo lại nuôi làm cảnh. Nhà văn Võ Thị Hảo nuôi đến cả một bầy bảy tám con mèo trong nhà, đi về là quấn quýt chơi với nó. Một chị bạn tôi có con mèo giống Pháp nặng 15 cân, trắng tinh như thỏ bạch, hiền như... mèo, suốt ngày cuộn mình ngủ, thấy chủ về thì lững thững bước lại, khoanh mình vào lòng chủ và... ngủ tiếp. Mèo có dáng đi rất tiểu thư, đài các, cùng cỡ cân nặng như nhau, nhưng nếu là chó sẽ thấy ngay sự nặng nề úc núc, nhưng mèo thì vô cùng uyển chuyển mềm mại, có lẽ vì thế mà người ta thường gọi bồ là... mèo.

Mèo ít được dùng làm thức ăn như chó có lẽ vì nó nhỏ, chả bõ (ấy là nói mèo quê ta, chứ mèo ngoại như đã nói, có con đến đến và quyến chủ thì không thể bằng chó. Ở nông thôn, có việc là người ta đụng lợn, đụng chó, chứ không thấy đụng mèo. Còn khi có khách thì người ta ngả gà ngả vịt, dao thớt tùm lum ầm ĩ cũng không thấy nhắc đến chú mèo hiền lành nằm sưởi nắng ở gốc cau kia. Mèo có uy với chuột, là thần chết đối với chuột, nhưng cũng nhiều lúc bị chuột (thông qua người) giễu nhại, kiểu như: Con mèo mà trèo cây cau/ hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà/ chú chuột đi chợ đường xa/ mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo. Hoặc như bức tranh đám cưới chuột, cả một đoàn chuột béo nẫn hoành tráng bề thế hùng dũng rước nhau đi trước mặt một chú mèo đang ngơ ngẩn ngồi. Như bây giờ có khi ta gọi đấy là... chung sống hòa bình, hoặc như cân bằng sinh thái vân vân, nhưng ngày xưa các cụ nghĩ khác, ca ngợi chuột như một lực lượng phản kháng với... quà trên tay đi biếu mèo.

Thế nhưng bây giờ, mèo đang còn trở thành một thứ khá nổi tiếng, càng ra Bắc càng nổi tiếng, ấy là được chế biến làm món tiểu hổ. Cái nạn này đến mức có thời mất cân bằng sinh thái, chuột lổm ngổm trong nhà trợn mắt trêu ngươi người, còn ngoài ruộng thì xuất hiện rất nhiều nông dân trở thành các anh hùng diệt chuột, được báo đài nêu gương, được mời đi bắt hết chỗ này đến chỗ khác. Rồi các địa phương có phong trào phát động diệt chuột có thưởng, đến mức có bọn làm giả... đuôi chuột để lĩnh thưởng. Nhà ai nuôi được con mèo thì phải xích như xích chó, con mèo suốt ngày ru rú một chỗ, thấy chuột là... chạy văng xích, thế mà vẫn không yên, vẫn bị bắt trộm như thường.

Một trong những địa danh nổi tiếng về chế biến thịt mèo là Thái Bình. Tôi cam đoan ai đã ăn thịt mèo ở đây rồi, thì các loại thịt thịt mèo rồi phong lên gọi nó là “tiểu hổ”. Ở Thái Bình có cả những nhà hàng chuyên thịt mèo, cho lên thớt hàng mấy trăm con mỗi ngày, chiều khách đến mức, khách vào chỉ con nào mới bắt con ấy. Uỵch phát, xoẹt xoẹt thêm mấy phát, phù phù tí nữa, con mèo đã phanh thây vàng ruộm, và đầu bếp tay dao tay thớt cho vào xoong chảo, lửa lừ lừ nhoáng phát nữa là lên mâm, từ món nhanh đến món cuối cùng là xương hầm.

Ngày Tết tôi chả kể cụ thể cái cách chế biến thịt mèo thế nào cho nó thành “tiểu hổ”, sợ rồi lại dông cả năm. Thì đại loại người ta làm gần giống chó, nhưng quả là ngon hơn chó. Nó là món “liên hiệp quốc” bởi vì món gia vị không thể thiếu ăn kèm là rau má phải tầm từ Thanh Hóa. Chỉ Thanh Hóa, không được khác. Đấy là loại rau má còi, rễ dài bằng thân, lá nhỏ, tất cả rễ thân dài chừng mười phân, được rửa sạch, rồi quấn lại cho vừa một miếng cỡ đầu ngón tay cái, xếp vào đĩa rất đẹp. Già quá thì dai, mà non quá thì không bùi. Cái tang rau má ấy ăn kèm với thịt mèo hấp trộn vừng, thính, hoặc xào lăn nó mới lên hết chất... mèo. Tôi ăn một bữa ở đấy mà nhớ đời là vì chưa bao giờ thấy một bữa tiệc thịt mèo mà lại đông người đến thế, một trăm người. Hôm ấy tỉnh Thái Bình khai mạc một cái trại sáng tác cho các nhà văn khu vực đồng bằng sông Hồng. Mấy anh em phía Nam chúng tôi đang ở Hà Nội được giáo sư Nguyễn Xuân Kính nhân về Thái Bình cho quá giang xe đi chơi. Thế là được mời vào dự cái cuộc chiêu đãi ấy, trong một hội trường khách sạn, khăn ăn trắng toát, nhân viên áo mũ cũng trắng toát, tất cả trông như chuẩn bị ăn món tây. Mấy ông Thái Bình biết trong đoàn chúng tôi có người không ăn thịt mèo, cụ thể là nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng ở Bình Định và nhà văn Trần Thôi ở Vĩnh Long nên nói là ăn dê núi. Tôi nín thở chờ ông Nguyễn Thanh Mừng ăn, và ông gắp ăn ngon lành. Bàn ông có mấy em xinh đẹp nữa, chuyện nổ như pháo, các em gắp cho ông rồi cụng ly, ông hớn hở đáp từ. Nửa buổi thì bỗng... mặt ông ngẩn ra, ông quay ngang quay dọc, nhấp nhổm không yên. Tôi nhịn cười nói với sang: Mừng ăn thịt đồng loại thấy sao? Y cười như mếu: Chết em rồi...

Còn lần ăn thịt mèo đầu tiên của tôi lại cũng gắn với một... cô gái.

Cái thời ấy sinh viên Huế đói dài đói rạc, đói đến mức đến giờ ngồi nghĩ lại không hiểu tại sao mình lại có thể sống được, mà lại còn lên giảng đường ngồi nghe giảng hàng ngày, lại còn thích gái và mò đi tán gái nữa? Tán gái mà còn kén, ấy là không tán gái Tổng hợp là trường tôi học, không tán gái Y mà chỉ mò sang Sư phạm, vì sinh viên Sư phạm đẹp nhất trong hệ thống các trường, còn Y khoa và Tổng hợp bị chê quỷ Y khoa ma Tổng hợp. Có lẽ tại các em chỉ lo học, và vì không đẹp lắm nên không bị quấy rầy, mới có thời gian để thi và học trường khó, còn xinh đẹp suốt ngày bị trai tấn công thì thời gian đâu mà học, nên thi vào cái trường lấy điểm thấp hơn là sư phạm. Hôm ấy, một cô bé học cùng khoa văn nhưng thua tôi hai lớp, vừa thở vừa khều tôi ra nói hấp hởi: Em bắt được con... mèo, tối anh làm thịt nhé. Ối giời, thì ra cô bé này kể với người yêu, tay người yêu bèn chỉ cô này tìm tôi vì nghe nói tôi khéo tay làm bếp, tất cả các cuộc đi thực tập hay lao động của lớp của khoa tôi đều được cử vào tổ... bếp. Tôi ngần ngừ rồi ra điều kiện: Tớ chỉ chế biến chứ không làm thịt. Chú mèo này tự nhiên chui vào phòng và cô bé chỉ việc... đóng cửa lại, sau đó cho vào một cái bao cát và dúi vào cái hộc giường sinh viên. Tôi bày cho mấy đứa này đào một cái hố, chôn con mèo xuống chứ mèo sống dai lắm, đúng mười giờ đêm thì đào lên vặt lông mổ bụng, lấy vở học mà thui, còn tôi chuẩn bị gia vị và chế biến. Đúng mười giờ mấy đứa lúi húi vụng trộm đào đào bới bới, vừa sờ thấy cái bao cát thì nghe một tiếng ngao rồi cái bao cát... rũ mình đứng dậy. Cả mấy đứa đờ ra vì sợ, trừ một thằng lớp Lý đang cầm trên tay thanh vạt giường để làm củi, thằng này được phân công kiếm củi nhưng bận lên thư viện nên đến giờ thì gỡ tạm hai thanh vạt giường thay thế. Nó vung thanh vạt giường lên hai lần thì cái bao cát cát cái đầu, chúng mày thấy không, thế nên ta chỉ làm một món, ấy là nấu nhựa mận giả cầy. Tao có củ sả mắm ruốc đây rồi, cứ thế mà nấu. Chỉ lấy thịt, còn đầu, chân, xương, lòng vất hết. Nhưng mấy đứa con gái không chịu: Phải nấu cháo, anh phụ trách món nhựa mận đi, tụi em phụ trách cháo. Thì ra khi chiều các nàng không ăn cơm, để dành cơm để giờ nấu cháo. Tôi quăng cái đầu và bốn cái chân còn nguyên lông lá cho các nàng, và dưới mờ ảo ánh trăng và dôn zốt hơi sương xứ Huế, mấy nàng sinh viên Văn khoa kiều diễm mơ mộng ngồi tỉ mẩn nhổ lông đầu và chân mèo, xong các nàng xì xụp nấu cháo, chỉ có muối chứ chả có gia vị rau thơm gì. Mà cũng may là có nồi cháo, vì cái món nhựa mận tôi nấu chỉ có tí, năm sáu đứa sinh viên đói chụm vào nhoáy cái hết luôn, thế là quay sang nồi cháo lõng bõng. Tôi vớt cái đầu mèo bỏ vào bát cho H, cô bé bắt mèo và là người cương quyết bảo lưu việc nấu cháo và cũng là người nhiệt tình nhất trong việc cặm cụi làm lông cái đầu và chân. Tưởng em sẽ... eo ôi, ai ngờ em bỏ bát xuống dùng hai tay miệt mài gặm, xé, bóc, gỡ, ngoáy, tỉ mẩn kỳ cho cái đầu chỉ còn mỗi hộp sọ trắng hếu. Bây giờ cô bé này trở thành một nhà báo có tiếng, tôi vẫn hay đọc các phóng sự nẩy lửa của em trên báo, chả hiểu có bao giờ em nhớ đêm thịt mèo “huyền diệu” vào lúc một hai giờ sáng ngày xưa?

Dân Việt ta ăn được nhiều món mà người khác không ăn, ví dụ như một nghìn con chim bồ câu hòa bình được huấn luyện công phu nuôi ở Hà Nội nhân đại lễ một nghìn năm thì đã bị sáu gã trai liên tục bắt trộm hơn bốn trăm con trong vòng một tháng, vừa ăn thịt vừa bán cho các quán nhậu. Rồi các quán thịt chó mở ra mọi chỗ, mọi nơi, đến nỗi có thời người ta phải gọi phía bờ đê bờ đê phải kể dù năm nay là năm tuổi của mèo, những nàng mèo yểu điệu thướt tha, dịu dàng cảnh vẻ, thanh thoát nhẹ nhàng, thân thiện với con người và cũng vô cùng được việc với con người. Thế mà hở ra một tí là biến thành “tiểu hổ đủ món”. Chao ơi, mới thấy loài người, ngẫm ra nhiều khi có cố đến mấy cũng không thoát được cái tội tổ tông mà thượng đế cố tình gieo vào để trừng phạt: thích ăn cho sướng, dù sướng để làm gì nhiều khi ăn xong vẫn ngơ ngẩn không biết...
Văn Công Hùng

Đọc thêm