Cuối năm 2011, nước Nga sẽ bước vào giai đoạn nước rút chuẩn bị bầu cử Đuma Quốc gia và bầu cử Tổng thống. Giới quan sát quốc tế đưa ra các dự đoán liên quan tương lai bộ đôi quyền lực Medvedev-Putin.
Một loại quan điểm cho rằng Thủ tướng Putin sẽ quay lại Điện Kremlin làm tổng thống năm 2012. Theo một loại dự báo khác, cơ chế bộ đôi quyền lực sớm hay muộn sẽ đi đến rạn nứt. Nhưng theo ông Gvozdeev, nguyên Tổng biên tạp chí The National interest, đăng trên chuyên mục The Realist Prism của tuần báo World Politics Review (Mỹ), suy luận nặng về lý trí như trên đã đưa đến kết luận sai lệch. Ông cho rằng Thủ tướng Putin sẽ không quay lại giữ chức Tổng thống sau năm 2012 và các tin đồn về sự rạn nứt của bộ đôi đã bị thổi phồng quá mức.
Theo ông Gvozdeev, những ai đưa ra dự báo V. Putin mong sớm quay lại chức vụ tổng thống rõ ràng đã không quan tâm đúng mức tới các chuyển biến cơ bản của cơ cấu chính trị tại Nga diễn ra trong 2 năm qua. Cụ thể, Văn phòng Chính phủ đã không còn đóng vai trò bộ máy thừa hành như dưới thời Tổng thống Yeltsin và Putin. Sau năm 2008, ông Putin trở thành Thủ tướng và dựa vào sự ủng hộ của dư luận xã hội đã thay đổi thực tế phân chia quyền lực tại nước Nga. Tổng thống vẫn là sự đảm bảo cho Hiến pháp và việc hoạch định các đường hướng lớn trong chính sách đối nội, đối ngoại, nhưng quyền lực hành pháp tối cao đã thuộc về chính phủ. Hơn nữa, Tổng thống Medvedev không còn có thế vượt trội về quyền lực so với thủ tướng. Đó là do ông Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Nga hậu Xôviết nắm được quyền kiểm soát Đảng Nước Nga Thống nhất, chiếm đa số trong Đuma. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, thủ tướng Nga đã không còn bị phụ thuộc hoàn toàn vào sự ủng hộ của tổng thống và nhất là vị tổng thống không có bất cứ chỗ d
ựa quyền lực thực tế nào. Do đó, tuy theo Hiến pháp, Tổng thống Medvedev có quyền cách chức thủ tướng, nhưng ngược lại ông Putin đang nắm đa số trong Hạ viện hoàn toàn có thể tiến hành phế truất tổng thống và thay đổi Hiến pháp. Ở góc độ nhất định, vị thế hiện nay của Thủ tướng Putin còn vững chắc hơn, do thời hạn cầm quyền của ông không bị giới hạn bởi Hiến pháp.
Nhà phân tích Rogov nhận định trong tình hình chính trị Nga hiện nay, trên thực tế bên cạnh cơ cấu bộ đôi luôn tồn tại “ba chính phủ” tập hợp theo các nhóm chính trị-kinh tế khác nhau, mà người ta thường gọi là các phe phái Kremlin. Ở trung ương, tổng thống và thủ tướng cần xây dựng chính sách phù hợp với lợi ích của các phe phái và ngăn ngừa khả năng cạnh tranh có thể dẫn tới mất ổn định giữa các nhóm trên. Bài học từ các cuộc cách mạng màu tại Ukraina, Grudia cho thấy nếu không duy trì được sự thống nhất giữa các phe phái và không thể giải quyết được các mâu thuẫn nảy sinh trong khuổn khổ hiện hành, thì sẽ có nguy cơ dẫn tới các thay đổi lớn làm sụp đổ trật tự hiện thời. Để ngăn ngừa nguy cơ trên, chính quyền cần duy trì được cân bằng lợi ích giữa các phe phái. Tuy nhiên trong bối cảnh chính trị Nga như hiện thời, các diễn biến trên sẽ diễn ra kín đáo, nên các nhà phân tích thường bị lạc vào các mê trận suy luận, khi cố dự đoán dựa vào các thay đổi trong tương quan lực lượng của bộ máy tổng thống và thủ tướng, hay giữa các nhân Putin và Medvedev.
Tính chính xác của các dự đoán trên có thể sẽ được kiểm chứng rõ hơn trong bối cảnh chuẩn bị bầu cử Đuma. Nếu Thủ tướng Putin giữ vai trò lớn hơn theo đường đảng và có thể sẽ tuyên bố nội các Nga cần phụ thuộc trực tiếp vào lực lượng chiếm đa số trong quốc hội, thì sẽ là tín hiệu cho thấy cơ cấu bộ đôi của Nga sẽ phát triển thành cơ cấu có tính chính thức hơn, theo mô hình Pháp.
Còn ông Brian Whitmore, Đài châu Âu Tự do, cho rằng, Thủ tướng Putin sẽ đặt ra mục tiêu duy trì sự kiểm soát các phe phái cầm quyền. Còn ông Medvedev vẫn là Tổng thống và sẽ tiến hành các cải cách chính trị, kinh tế hạn chế dưới sự bảo trợ và kiểm soát của ông Putin. Cơ cấu quyền lực trên đã chứng tỏ được tính hiệu quả và khẳng định tính ổn định cao, bất chấp các lo ngại của giới thượng lưu về các khả năng sau năm 2012.
Báo Sừng Vàng ngày 18/1 đăng thăm dò dư luận xã hội về bầu Tổng thống Liên bang Nga năm 2012. Theo kết quả thăm dò dư luận do Trung tâm “Levad - Sentro” thực hiện gần đây, cho thấy: 1/3 người được hỏi bỏ phiếu cho đương kim Thủ tướng Putin và 21% bỏ phiếu cho đương kim Tổng thống Medvedev. Còn Chủ tịch Đảng Cộng sản G. Ziuganov và Thủ lĩnh Đảng Tự do dân chủ V.Giurinoski đều được 5% số phiếu bầu. 18% nói khó trả lời, còn 8% khẳng định sẽ không đi bỏ phiếu.
Theo thăm do dư luận xã hội khác do Trung tâm Nghiên cứu “Vsiom” tiến hành, có khoảng một nửa người được hỏi ý kiến ủng hộ đương kim Tổng thống Medvedev, song với điều kiện hai ông Medvedev và Putin không trở thành đối thủ trong cuộc chạy đua. Người ta không thăm dò về ứng cử viên của ông Putin. Các nhà bình luận cũng dự đoán Đảng Nước Nga thống nhất sẽ dẫn đầu trong cuộc bầu cử vào Đuma Quốc gia lần tới.
Một loại quan điểm cho rằng Thủ tướng Putin sẽ quay lại Điện Kremlin làm tổng thống năm 2012. Theo một loại dự báo khác, cơ chế bộ đôi quyền lực sớm hay muộn sẽ đi đến rạn nứt. Nhưng theo ông Gvozdeev, nguyên Tổng biên tạp chí The National interest, đăng trên chuyên mục The Realist Prism của tuần báo World Politics Review (Mỹ), suy luận nặng về lý trí như trên đã đưa đến kết luận sai lệch. Ông cho rằng Thủ tướng Putin sẽ không quay lại giữ chức Tổng thống sau năm 2012 và các tin đồn về sự rạn nứt của bộ đôi đã bị thổi phồng quá mức.
|
Bộ đôi Medvedev-Putin nhiều khả năng được duy trì với thủ tướng mạnh và tổng thống quyền lực hạn chế. |
Theo ông Gvozdeev, những ai đưa ra dự báo V. Putin mong sớm quay lại chức vụ tổng thống rõ ràng đã không quan tâm đúng mức tới các chuyển biến cơ bản của cơ cấu chính trị tại Nga diễn ra trong 2 năm qua. Cụ thể, Văn phòng Chính phủ đã không còn đóng vai trò bộ máy thừa hành như dưới thời Tổng thống Yeltsin và Putin. Sau năm 2008, ông Putin trở thành Thủ tướng và dựa vào sự ủng hộ của dư luận xã hội đã thay đổi thực tế phân chia quyền lực tại nước Nga. Tổng thống vẫn là sự đảm bảo cho Hiến pháp và việc hoạch định các đường hướng lớn trong chính sách đối nội, đối ngoại, nhưng quyền lực hành pháp tối cao đã thuộc về chính phủ. Hơn nữa, Tổng thống Medvedev không còn có thế vượt trội về quyền lực so với thủ tướng. Đó là do ông Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Nga hậu Xôviết nắm được quyền kiểm soát Đảng Nước Nga Thống nhất, chiếm đa số trong Đuma. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, thủ tướng Nga đã không còn bị phụ thuộc hoàn toàn vào sự ủng hộ của tổng thống và nhất là vị tổng thống không có bất cứ chỗ d
ựa quyền lực thực tế nào. Do đó, tuy theo Hiến pháp, Tổng thống Medvedev có quyền cách chức thủ tướng, nhưng ngược lại ông Putin đang nắm đa số trong Hạ viện hoàn toàn có thể tiến hành phế truất tổng thống và thay đổi Hiến pháp. Ở góc độ nhất định, vị thế hiện nay của Thủ tướng Putin còn vững chắc hơn, do thời hạn cầm quyền của ông không bị giới hạn bởi Hiến pháp.
Nhà phân tích Rogov nhận định trong tình hình chính trị Nga hiện nay, trên thực tế bên cạnh cơ cấu bộ đôi luôn tồn tại “ba chính phủ” tập hợp theo các nhóm chính trị-kinh tế khác nhau, mà người ta thường gọi là các phe phái Kremlin. Ở trung ương, tổng thống và thủ tướng cần xây dựng chính sách phù hợp với lợi ích của các phe phái và ngăn ngừa khả năng cạnh tranh có thể dẫn tới mất ổn định giữa các nhóm trên. Bài học từ các cuộc cách mạng màu tại Ukraina, Grudia cho thấy nếu không duy trì được sự thống nhất giữa các phe phái và không thể giải quyết được các mâu thuẫn nảy sinh trong khuổn khổ hiện hành, thì sẽ có nguy cơ dẫn tới các thay đổi lớn làm sụp đổ trật tự hiện thời. Để ngăn ngừa nguy cơ trên, chính quyền cần duy trì được cân bằng lợi ích giữa các phe phái. Tuy nhiên trong bối cảnh chính trị Nga như hiện thời, các diễn biến trên sẽ diễn ra kín đáo, nên các nhà phân tích thường bị lạc vào các mê trận suy luận, khi cố dự đoán dựa vào các thay đổi trong tương quan lực lượng của bộ máy tổng thống và thủ tướng, hay giữa các nhân Putin và Medvedev.
Tính chính xác của các dự đoán trên có thể sẽ được kiểm chứng rõ hơn trong bối cảnh chuẩn bị bầu cử Đuma. Nếu Thủ tướng Putin giữ vai trò lớn hơn theo đường đảng và có thể sẽ tuyên bố nội các Nga cần phụ thuộc trực tiếp vào lực lượng chiếm đa số trong quốc hội, thì sẽ là tín hiệu cho thấy cơ cấu bộ đôi của Nga sẽ phát triển thành cơ cấu có tính chính thức hơn, theo mô hình Pháp.
Còn ông Brian Whitmore, Đài châu Âu Tự do, cho rằng, Thủ tướng Putin sẽ đặt ra mục tiêu duy trì sự kiểm soát các phe phái cầm quyền. Còn ông Medvedev vẫn là Tổng thống và sẽ tiến hành các cải cách chính trị, kinh tế hạn chế dưới sự bảo trợ và kiểm soát của ông Putin. Cơ cấu quyền lực trên đã chứng tỏ được tính hiệu quả và khẳng định tính ổn định cao, bất chấp các lo ngại của giới thượng lưu về các khả năng sau năm 2012.
Báo Sừng Vàng ngày 18/1 đăng thăm dò dư luận xã hội về bầu Tổng thống Liên bang Nga năm 2012. Theo kết quả thăm dò dư luận do Trung tâm “Levad - Sentro” thực hiện gần đây, cho thấy: 1/3 người được hỏi bỏ phiếu cho đương kim Thủ tướng Putin và 21% bỏ phiếu cho đương kim Tổng thống Medvedev. Còn Chủ tịch Đảng Cộng sản G. Ziuganov và Thủ lĩnh Đảng Tự do dân chủ V.Giurinoski đều được 5% số phiếu bầu. 18% nói khó trả lời, còn 8% khẳng định sẽ không đi bỏ phiếu.
Theo thăm do dư luận xã hội khác do Trung tâm Nghiên cứu “Vsiom” tiến hành, có khoảng một nửa người được hỏi ý kiến ủng hộ đương kim Tổng thống Medvedev, song với điều kiện hai ông Medvedev và Putin không trở thành đối thủ trong cuộc chạy đua. Người ta không thăm dò về ứng cử viên của ông Putin. Các nhà bình luận cũng dự đoán Đảng Nước Nga thống nhất sẽ dẫn đầu trong cuộc bầu cử vào Đuma Quốc gia lần tới.
Theo Mekongnet.ru