Cô Gái Hà Lan và hành trình kiến tạo giá trị cho ngành chăn nuôi bò sữa bền vững

(PLVN) - Hơn 25 năm hiện diện tại Việt Nam, với sứ mệnh “Vì một Việt Nam vươn cao vượt trội” vừa được công bố, FrieslandCampina Việt Nam (FCV - chủ sở hữu thương hiệu Dutch Lady mà người Việt đã quen gọi là Cô Gái Hà Lan), đã khẳng định vị trí là một trong những tập đoàn tiên phong sáng tạo giá trị cùng với người nông dân Việt để chung tay phát triển ngành sữa của Việt Nam lên một tầm cao mới.

Mới đây, FrieslandCampina Việt Nam đã vinh dự được xướng tên là 1 trong 27 doanh nghiệp (DN) tiêu biểu có đóng góp cho sự phát triển của kinh tế nhà nước, nông nghiệp nông thôn và được tôn vinh trong Lễ trao tặng nông dân xuất sắc 2020 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam. 

Tại lễ tôn vinh này, khi được hỏi “điều gì khiến các bạn tự hào nhất khi được vinh danh là đơn vị tiêu biểu có nhiều đóng góp nhất cho phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam?” - đại diện tập đoàn sữa nổi tiếng với di sản 145 năm hình thành, phát triển và chắt lọc tinh hoa của ngành công nghiệp sữa lâu đời tại Hà Lan - bộc bạch: “Điều chúng tôi tự hào nhất là góp phần chia sẻ kiến thức, kiến tạo giá trị cho người nông dân nuôi bò sữa. Qua đó, từ những nông hộ chăn nuôi tự phát, đến nay các đối tác nông hộ Việt Nam của FrieslandCampina đã trở thành thành viên trong chuỗi cung ứng của tập đoàn, cung cấp sữa tươi cho toàn tập đoàn và cho nhãn hàng Cô Gái Hà Lan với đầy đủ kiến thức và trình độ chăn nuôi bò sữa theo chuẩn chất lượng sữa Hà Lan”.

Đại diện FrieslandCampina (giữa, áo xanh) nhận danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu có đóng góp cho sự phát triển của kinh tế nhà nước, nông nghiệp nông thôn.
Đại diện FrieslandCampina (giữa, áo xanh) nhận danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu có đóng góp cho sự phát triển của kinh tế nhà nước, nông nghiệp nông thôn. 

Tiên phong phát triển ngành chăn nuôi bò sữa bền vững… 

Đặt nền móng cho sự phát triển của thương hiệu Cô Gái Hà Lan tại Việt Nam là việc FrieslandCampina tiếp tục duy trì và củng cố chiến lược “Lấy nông dân làm trọng tâm phát triển” thông qua Chương trình phát triển ngành sữa (Dairy Development Program) để chuyển giao công nghệ, cung cấp kiến thức tiên tiến cho nông dân. Tại Việt Nam, khởi đầu từ 1996, kể từ khi FrieslandCampina tiếp nhận 300kg sữa tươi của 15 hộ nông dân, chương trình đã không ngừng phát triển về mặt số lượng hộ tham gia và chất lượng sữa thu mua. 

Trong hơn 25 năm qua, FrieslandCampina đã cung cấp các dịch vụ miễn phí về chăm sóc sức khỏe cho bò sữa, dịch vụ quản lý trang trại cho hơn 8.500 người dân tại vùng nông thôn và phát triển đàn bò sữa với số lượng lên đến 39.000 con. Nếu có dịp đến tham quan những nông hộ chăn nuôi bò sữa, cảm nhận đầu tiên đó chính là sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt mà người nông dân dành cho đàn bò của mình bằng việc đầu tưđể bò có điều kiện sống sức khỏe tốt nhất, mang đến nguồn sữa nguyên liệu đạt chất lượng cao.

Người nông dân của sữa Cô Gái Hà Lan luôn dành cho đàn bò sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt để bò luôn có trạng thái sức khỏe tốt, mang đến nguồn sữa nguyên liệu chất lượng cao.
Người nông dân của sữa Cô Gái Hà Lan luôn dành cho đàn bò sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt để bò luôn có trạng thái sức khỏe tốt, mang đến nguồn sữa nguyên liệu chất lượng cao. 

Đặc biệt, tại Việt Nam, do quy mô chăn nuôi bò sữa ban đầu còn manh mún, FrieslandCampina đã triển khai phương pháp 3 Tiếp cận (Tiếp cận tri thức, Tiếp cận tài chính, Tiếp cận thị trường) đem lại cho nông dân (đa số là các hộ gia đình nhỏ) sự hỗ trợ cần thiết để họ có thể biến đàn bò nhỏ (ít hơn 10 con) thành mô hình kinh doanh nông nghiệp bền vững và có tính cạnh tranh. Điều này giúp thay đổi cuộc sống của người nông dân và bộ mặt của vùng nông thôn, cũng như giúp công ty đảm bảo nguồn sữa tươi nguyên liệu chất lượng cao để cho ra những sản phẩm với giá trị dinh dưỡng cao, phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng.

“Từ chăn nuôi tự phát, đến nay người nông dân Cô Gái Hà Lan đã tuân thủ cách thực hành chăn nuôi bò sữa tốt theo hướng dẫn của tổ chức nông lương thế giới (FAO). Công ty cũng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng chuyên biệt xuyên suốt từ đồng cỏ đến ly sữa với tên gọi Foqus. Hệ thống này bao gồm những quy trình kiểm soát chất lượng sữa từ khâu đầu vào: chăn nuôi, thu hoạch sữa, trữ lạnh, vận chuyển, sản xuất, bảo quản và phân phối đầu ra”, đại diện doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Cô Gái Hà Lan tự hào chia sẻ.

Giáo sư Michael Porter và Mark Kramer từ Đại học Harvard, đồng tác giả của thuyết "Tạo lập giá trị chung", đã đánh giá Chương trình phát triển ngành sữa của FrieslandCampina Việt Nam như một điển hình trong việc tạo lập giá trị cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo ra công ăn việc làm, giúp tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi bò sữa. 

Chia sẻ kiến thức, tạo dựng giá trị cho nông dân

Nhằm mục đích phát triển bền vững ngành chăn nuôi bò sữa, qua đó giúp nâng cao đời sống nông dân, cũng như đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn cho nhà máy, FrieslandCampina kết hợp với Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Hà Lan (Agriterra) đã tổ chức hàng loạt chương trình “Người nông dân hỗ trợ người Nông dân (Farmer to Farmer)” cho nông dân các nước khu vực Đông Nam Á có nhà máy của tập đoàn từ năm 2012. Theo đó, Agriterra phối hợp cùng các chuyên gia kỹ thuật của FrieslandCampina và nông dân chăn nuôi bò sữa Hà Lan giàu kinh nghiệm thực hiện việc chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm nhằm hỗ trợ nông dân Việt Nam và các nước có thể khai thác tối đa tiềm năng của ngành chăn nuôi bò sữa.

Chuyên gia của FrieslandCampina và nông dân Hà Lan giàu kinh nghiệm hỗ trợ về kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm để giúp các nông hộ tại Việt Nam và các nước khác có thể khai thác tối đa tiềm năng của ngành chăn nuôi bò sữa.
Chuyên gia của FrieslandCampina và nông dân Hà Lan giàu kinh nghiệm hỗ trợ về kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm để giúp các nông hộ tại Việt Nam và các nước khác có thể khai thác tối đa tiềm năng của ngành chăn nuôi bò sữa. 

Hoạt động của chương trình Farmer to Farmer bao gồm việc đánh giá hiệu quả chăn nuôi thực tế tại trại, tư vấn các biện pháp cải tiến trực tiếp, chia sẻ những kinh nghiệm chăn nuôi thành công, tập huấn nhân rộng việc áp dùng cải tiến và đánh giá kết quả. Theo chia sẻ, hàng năm Tập đoàn thực hiện tới hơn 13.000 lượt tập huấn, chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia và các nông dân Hà Lan.

Cụ thể, Agriterra thông qua FrieslandCampina Việt Nam, đã đưa các nông dân Hà Lan giàu kinh nghiệm tiếp cận các nông hộ để khảo sát, đánh giá thực tế toàn bộ điều kiện chăn nuôi và kỹ thuật của nông dân Việt Nam, đồng thời tiến hành lấy mẫu sữa để phân tích các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sữa. Từ khảo sát và đánh giá thực tế này, các nông dân Hà Lan sẽ phối hợp cùng các chuyên gia tại FrieslandCampina Việt Nam tư vấn các điểm cần cải tiến để phù hợp với điều kiện của nông hội và dễ dàng áp dụng những cải tiến này trong việc chăn nuôi bò sữa.

Tiếp theo, các nông dân Hà Lan tổ chức các buổi chia sẻ, truyền đạt những kinh nghiệm quí giá từ ngành chăn nuôi bò sữa tiên tiến của thế giới để nông dân Việt Nam, có thể thành công hơn nữa với nghề chăn nuôi bò sữa. Từ đó, góp phần phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam…

Đọc thêm