Có thể chẩn đoán bệnh tự kỷ bằng soi não

Theo kết quả một công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học "Neuroscience", các chuyên gia thuộc trường Đại học King's College ở Luân Đôn (Anh) đã phát hiện phương pháp chẩn đoán bệnh tự kỷ đơn giản và nhanh hơn nhiều so với phương pháp hiện nay. Đó là phương pháp chụp cắt lớp não.

Theo kết quả một công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học "Neuroscience", các chuyên gia thuộc trường Đại học King's College ở Luân Đôn (Anh) đã phát hiện phương pháp chẩn đoán bệnh tự kỷ đơn giản và nhanh hơn nhiều so với phương pháp hiện nay. Đó là phương pháp chụp cắt lớp não.

Trong công trình nghiên cứu, các chuyên gia đã tiến hành chụp cắt lớp (scan) não của 40 người và xác định được các dấu hiệu nhỏ mang tính quyết định đối với chứng tự kỷ mà chỉ có máy tính mới phát hiện được. Trong số người này có 20 người lớn mắc bệnh tự kỷ (ASD - Autism Spectrum Disorder) và 20 người lớn khác không bị bệnh. Ban đầu, các chuyên gia chẩn đoán bằng các phương pháp truyền thống, rồi thực hiện soi não MRI trong vòng 15 phút. Các hình ảnh thu được sẽ được tái cấu trúc trở lại lên không gian ba chiều rồi đưa vào máy tính để phần mềm tìm kiếm các khác biệt dù nhỏ nhưng đáng kể. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện được chứng tự kỷ với độ chính xác lên đến trên 90%. Giáo sư Đêclan Mơphi (Declan Murphy), người giám sát công trình nghiên cứu này, cho biết điều máy tính có thể làm rất nhanh là kiểm tra xem bệnh nhân có bị tự kỷ hay không và việc này có thể dẫn đến khả năng thực hiện soi não rộng rãi để tìm chứng tự kỷ. Hiện các nhà khoa học đang xem xét để có thể áp dụng phương pháp chẩn đoán này đối với trẻ em.

Theo ước tính, cứ 100 người lớn ở Anh thì có một người mắc phải chứng tự kỷ, với đa số là nam giới. Bệnh có thể ở mức trung bình đến rất nguy hiểm, và người mắc bệnh này thường thấy thế giới rất hỗn loạn và khó hiểu. Theo phép chẩn đoán phổ biến hiện nay thì cần có một nhóm chuyên gia, phân tích hành vi và thực hiện một loạt các xét nghiệm đối với bệnh nhân.

Đọc thêm